Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu

    Cú Vọ - Webuy,  

    Cả lố tính năng cao siêu tích hợp vào một cục sạc dự phòng giá 100.000 đồng, nghe hấp dẫn đấy nhưng dùng rồi mới thấy không ổn cho lắm.

    Sạc dự phòng tích hợp tấm pin năng lượng mặt trời - ý tưởng nghe chừng quá hay và khiến ai cũng phải tò mò muốn dùng thử. Hơn nữa, những loại pin như thế này cũng đã xuất hiện trên thị trường với giá không đắt cho lắm, khoảng 700.000 đồng - 1.5 triệu đồng là có hàng xịn rồi.

    Thế nhưng, mày mò thêm một chút trên các trang bán hàng online, tôi lại tìm được thêm một loại nữa, cũng được quảng cáo với tính năng tương tự nhưng giá thì chỉ khoảng 100.000 đồng.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 1.

    Chiếc sạc dự phòng năng lượng mặt trời có giá chỉ khoảng 100.000 đồng, thậm chí thấp hơn nếu chịu khó săn sale.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 2.

    Phần đánh giá hầu hết đều là tốt.

    Nghe là thấy không ổn rồi nhưng tôi vẫn quyết định mua về dùng thử xem thế nào, phần là vì tò mò, và phần là vì muốn viết về trải nghiệm của nó để chia sẻ với các bạn.

    Giá rẻ mạt nhưng vẫn rất nhiều tính năng

    Bên cạnh một tấm pin năng lượng mặt trời, cục sạc dự phòng này còn được quảng cáo là có dung lượng lên tới 5600mAh, 2 cổng USB, tích hợp đèn pin LED và thiết kế chống sốc và nước nhẹ.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 3.

    Hộp hơi cũ nát, sộc xêch

    Kích thước và trọng lượng của cục sạc này cũng rất ổn, không tạo cảm giác cồng kềnh. Tuy nhiên, khi soi kĩ vào phần vỏ thì nhiều vấn đề xuất hiện ngay.

    Những chi tiết nhỏ như viền giáp nối giữa 2 nửa, nắp che cổng USB đều được gia công cực kì kém, nhiều phần nhựa dư thừa và không vừa khớp với nhau. Hai nắp cao su thì dặt dẹo, đóng mở vài lần là đã thấy có dấu hiệu sắp đứt rời. Thậm chí, dây sạc tôi nhận kèm máy còn bị rỉ sét ở hai đầu và không thể dùng được.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 4.

    Vỏ ghi là có tới 3 phụ kiện đi kèm nhưng thực tế chỉ có dây sạc MicroUSB thôi.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 5.

    Lớp vỏ được làm từ nhựa và cao su để tăng độ bền.. Tuy nhiên, các chi tiết nhỏ làm ẩu nên bị hở nhiều.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 6.

    Thông tin về cục sạc này được in đầy đủ ở phía sau.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 7.

    Cổng sạc và đèn LED ở bên trái,

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 8.

    Bên phải là một cổng sạc USB nữa và một cổng microUSB.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 9.

    Mặt trước có đèn báo, nút nguồn và móc đeo cùng tấm pin mặt trời.

    Đèn báo của cục pin này cũng rất dở. Rõ ràng là có đến 5 vạch nhưng chỉ hiển thị được 3 mức pin là đầy (cả 5 đều sáng), còn 1 nửa (3 vạch sáng) và sắp hết (3 vạch nhấp nháy). Mỗi khi đèn nhấp nháy thì cục pin này cũng dừng sạc cho điện thoại luôn.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 10.

    Đèn báo 5 vạch nhưng chỉ hiển thị được 3 mức năng lượng.

    Điều này cũng có nghĩa là khả năng chống văng nước của sản phẩm có thể là bằng 0 chứ chẳng như quảng cáo. Về khả năng chống sốc, tôi đã có vài thử nghiệm thả rơi nhiều lần xuống nền đá hoa từ độ cao 1,5 mét và kết quả khá mỹ mãn. Cục sạc không có dấu hiệu hỏng góc, móp vỡ và vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 11.

    Thử lần 1 này...

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 12.

    Thêm lần nữa xem sao?

    Sạc pin có tốt không?

    Khá khen cho cục sạc dự phòng này là nguồn ra cũng như dung lượng thực đều đạt mức ổn, tốt hơn hẳn cục pin mini 2600mAh giá 55.000 đồng mà tôi đã từng kiểm nghiệm. Cụ thể, nó có thể sạc được từ 15% lên 80% cho OPPO F9 và từ 13% lên 75% cho Galaxy A6 . Cả hai máy này đều có pin 3500mAh, tức là có thể truy ra dung lượng thực của cục sạc chỉ vào khoảng 3000mAh, tương đương hiệu suất ~50% (chưa trừ đi phần hao tổn khi năng lượng được chuyển sang điện thoại).

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 13.

    Nguồn vào không ổn định hoàn toàn nhưng vẫn đủ tốt.

    Thực tế thì con số 50% này không phải quá kém. Ngay cả những sản phẩm của Xiaomi cũng chỉ có hiệu suất vào khoảng 60 - 70% tùy dung lượng và phải mua loại pin dự phòng xịn lắm thì hiệu suất mới lên đến mức 80 - 90%.

    Một điểm cộng lớn cho cục sạc này là nguồn ra đúng như quảng cáo. Theo thông số, cả 2 cổng USB đều hỗ trợ sạc tối đa 5V/1A, và qua thử nghiệm trên nhiều mẫu máy như OPPO F9, Galaxy J7 Pro và Galaxy A8, nguồn ra đều đạt mức 1000mAh, thậm chí có lúc lên tới hơn 1200mAh và giữ nguyên như vậy cho tới khi pin sắp cạn hoặc điện thoại sắp đầy. Tuy nhiên, khi sạc cho 2 thiết bị cùng lúc thì nguồn ra lại giảm mạnh, còn khoảng 500mAh và pin cũng cạn nhanh hơn nhiều so với sạc đơn.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 14.

    Nguồn vào đo bằng ứng dụng Ampere trên hai chiếc smartphone Samsung.

    Thời gian sạc cho cục pin dự phòng được quảng cáo là 3 tiếng với củ sạc điện thoại và 6 tiếng nếu nối với máy tính, laptop. Tuy nhiên, thử nghiệm thực tế thì có cần gấp đôi những con số này để sạc đầy - khá chậm nhưng cũng không quá đáng thất vọng vì dù sao tôi cũng chỉ cắm sạc qua đêm cho nó rồi mang theo vào sáng hôm sau.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 15.

    Dung lượng thấp nhưng vẫn đủ tốt để cứu cánh mỗi khi cần kíp.

    Ngoài ra, có một vấn để nhỏ nữa là tính thương thích chưa cao. Không rõ vì lý do gì mà khi cắm vào chiếc Xperia XA2, máy chỉ nhận nguồn vào vài chục mAh và gần như không thể sạc được % nào trong cả tiếng đồng hồ. Điều này có thể là do nguồn sạc từ cục pin dự phòng không đủ ổn định, trong khi Sony thì cài đặt phần mềm giới hạn thiết bị sạc chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn cho pin điện thoại.

    Nạp năng lượng bằng mặt trời ra sao?

    Đây mới là khía cạnh đáng quan ngại của sản phẩm này. Khi mới đem ra phơi nắng, đèn báo đang sạc màu xanh lá đã hiện ra ngay lập tức. Ấy thế mà, một ngày, hai ngày rồi đến ba ngày đem phơi nắng, cục pin này vẫn chẳng “hấp thụ” được tí năng lượng nào.

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 16.

    Đưa ra nắng là đèn xanh lá sáng ngay nhưng đợi mãi mà có được % pin nào đâu.

    Nguyên do thì cũng nhiều, có thể là bởi tấm năng lượng mặt trời quá nhỏ nên hấp thụ được ít nắng hoặc chất lượng thành phẩm kém và khả năng chuyển hóa năng lượng quá thấp. Vậy nên, tôi kết luận luôn tính năng sạc bằng mặt trời là đồ bỏ, coi như không có cho nhẹ lòng.

    Kết

    Nhìn chung, sau một tuần trải nghiệm, tôi nhận thấy cục sạc dự phòng này có những ưu nhược điểm sau:

    Ưu điểm:

    - Vỏ cao su chống rơi vỡ tốt

    - Dung lượng thực không tồi

    - Sạc được 2 thiết bị cùng lúc

    - Nguồn ra đúng như quảng cáo

    Nhược điểm:

    - Tấm pin năng lượng mặt trời vô dụng

    - Gia công kém, nắp cao su dễ đứt gãy

    - Phụ kiện đi kèm chất lượng thấp

    - Khả năng tương thích với các điện thoại không cao

    Trải nghiệm sạc dự phòng năng lượng mặt trời giá 100.000 đồng: Quảng cáo thì nhiều mà dùng chẳng được bao nhiêu - Ảnh 17.

    Ý tưởng thì hay nhưng với giá này thì khó mà tốt được.

    Chốt lại, tôi vẫn cho rằng đây là một sản phẩm không đáng mua. Bạn có thể chi thêm một chút để mua pin sạc dự phòng từ các thương hiệu lớn hơn, vẫn rất kinh tế mà chất lượng lại đảm bảo (ở một mức độ nào đó). Nếu vẫn muốn sạc được bằng năng lượng mặt trời, bạn có thể tham khảo một vài sản phẩm từ Aukey hay RavPower với chất lượng tốt hẳn nhưng giá thì không dễ chịu cho lắm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày