Trang đánh giá Android lừng danh cho rằng "gián điệp và paparazzi nên chọn Huawei P30 Pro"
Là chiếc smartphone có đến 4 camera sau, Huawei P30 Pro có thể tự tin đảm nhiệm hầu như mọi thể loại nhiếp ảnh.
Phóng viên Bogdan Petrovan của trang Android Authority đã dạo quanh thủ đô Paris hoa lệ với flagship mới nhất của Huawei là P30 Pro. Dưới đây là những nhận định của anh về chiếc smartphone này.
Những hình ảnh dưới đây đều được chụp ở chế độ tự động (trừ các thiết lập như chế độ chân dung và HDR) bằng chiếc Huawei P30 Pro và đều chưa qua khâu chỉnh sửa. Tất cả đều được giảm kích thước để tiết kiệm băng thông, nhưng nếu muốn, bạn có thể xem hình ảnh với kích cỡ đầy đủ tại đây.
Ảnh thông thường
Mọi chiếc camera đều chụp được ảnh đẹp nhất khi có đủ ánh sáng, do đó chúng ta sẽ không bàn về loại ảnh này quá nhiều. Trong những hình ảnh dưới đây, bạn có thể thấy rất nhiều chi tiết, màu sắc tự nhiên, và độ tương phản tốt. Hình ảnh toà nhà với cửa sổ hình oval đã được zoom lên một chút, nhưng vẫn trong tuyệt vời.
Zoom lên
Huawei đã đánh bại Oppo để tung ra chiếc điện thoại đầu tiên với camera "tiềm vọng". Nếu bạn đang thắc mắc camera "tiềm vọng" là gì, thì camera telephoto của P30 Pro có nhiều ống kính ẩn bên trong thân máy - thứ bạn thấy ở bên ngoài thực ra là một lăng kính có chức năng hướng ánh sáng về phía các ống kính bên trong. Nhờ tuyệt chiêu đầy thông minh này, P30 Pro có thể zoom quang học 5X, zoom lossless 10X, và zoom kỹ thuật số 50X.
50X nghe có vẻ hơi quá mức cần thiết, nhưng nó có thể hữu dụng đến đáng ngạc nhiên. Bức ảnh tháp Eiffel dưới đây trông khá tầm thường, thiếu chi tiết, màu sắc cũng không đẹp. Nhưng nhiêu đó là quá đủ để bạn đăng lên mạng xã hội, và bạn sẽ phải trầm trồ một khi thấy được bức ảnh gốc trước khi toà tháp được zoom lên:
Ảnh đã zoom vào tháp Eiffel
Và ảnh gốc (toà tháp nhỏ xíu ở hậu cảnh)
Khi chuyển từ các chế độ zoom 1X sang 5X, rồi sang 10X, cả một thế giới chi tiết được mở ra:
P30 Pro có lẽ là chiếc điện thoại lý tưởng dành cho giới điệp viên và phóng viên săn ảnh (paparazi):
Bạn cũng có thể sử dụng camera telephoto khi quay video. Dưới đây là một đoạn video minh hoạ quay bằng P30 Pro. Hãy chú ý chất lượng hình ảnh thay đổi khi chuyển từ 1X sang 5X rồi 10X:
Video quay từ Huawei P30 Pro
Ngoài ra, với camera zoom của P30 Pro, bạn có thể chụp được những bức ảnh về các chi tiết của các công trình kiến trúc hay các bức bích hoạ như dưới đây:
Nhờ zoom quang học, bạn có thể chụp được những chi tiết thú vị ở khoảng cách gần hơn, như dưới đây là một bức khảm tại nhà thờ Sacre Coeur cùng ảnh gốc chưa zoom:
Zoom hoạt động tốt nhất trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, nhưng với P30 Pro, ngay cả trong điều kiện thiếu sáng, chúng ta vẫn có chất lượng ảnh khá tốt.
Bạn sẽ rất thích thú khi sử dụng P30 Pro để trổ tài "thiện xạ", chụp những cảnh vật từ rất xa mà các smartphone khác hầu như không thể thực hiện được.
Siêu rộng
Bây giờ chúng ta chuyển sang camera góc siêu rộng, cho phép bạn chụp những góc ảnh khá thú vị.
Camera này hoạt động tốt khi trời tối, dù phải thừa nhận rằng tháp Eiffel lúc này đã sáng rực bởi hàng trăm ngọn đèn rồi.
Thiếu sáng
Trong điều kiện thiếu sáng, Huawei P30 Pro vẫn duy trì được phong độ, tuy nhiên không được hoàn hảo như trước. Bạn sẽ gặp tình trạng tấm được tấm mất, và dưới đây là những hình ảnh khá ngon lành mà P30 Pro chụp được:
Cực kỳ thiếu sáng
Ở điều kiện ánh sáng yếu như thế này, P30 Pro vẫn có thể gặp khó khăn như bất kỳ chiếc điện thoại nào khác, tuy nhiên, nó vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đến mức điên rồ (Huawei cũng quảng cáo khả năng này trong sự kiện ra mắt). Dưới đây là một số bức ảnh chụp trong điều kiện tối đen như mực, khi những điện thoại khác chẳng làm được gì ngoài việc cho ra những bức ảnh màu đen. Lúc này, chúng ta kích hoạt Night Mode trên P30 Pro, và Night Sight trên Pixel 2 để so sánh kết quả. Có thể thấy,
Camera thường của Pixel 2
Camera thường của P30 Pro
Night Sight của Pixel 2
Night Mode của P30 Pro
Chế độ chân dung
Một tính năng đặc sắc nữa của Huawei P30 Pro là chiếc camera thứ 4 của nó - thực ra là một cảm biến Time-of-Flight dùng để ước tính khoảng cách đến các vật thể trong góc nhìn. Cảm biến này được cho là sẽ giúp tạo hiệu ứng bokeh chính xác hơn và cải thiện khả năng phân tách giữa vật thể với hậu cảnh.
Chế độ chân dung trên P30 Pro có thể nói là thuộc hàng tốt nhất trên mọi điện thoại bạn từng biết đến. Tính năng này tạo ra hậu cảnh với độ nhoà khá nịnh mắt, khiến nó trông có chiều sâu hơn. Trong hình ảnh bên dưới, người phụ nữ ở tiền cảnh rất sắc nét, cậu nhóc đằng sau cô hơi mờ, và mọi người cùng nhà thờ ở hậu cảnh bị mờ hơn nhiều - cho thấy tính chân thực của hiệu ứng bokeh trên P30 Pro.
Hình ảnh khá hoàn hảo, không phát hiện thấy những lỗi dù là nhỏ như một số vùng ở hậu cảnh không bị xoá mờ, hay tiền cảnh vô tình bị xoá mờ. Đường viền giữa chủ thể và hậu cảnh rất sắc nét nếu không muốn nói là hoàn hảo. Tuy nhiên phân tách tóc khỏi hậu cảnh vẫn là một điều khó thực hiện, và P30 Pro dù làm tốt hơn trước, nhưng vẫn chưa chuẩn xác 100%.
Một điều đáng chú ý về chế độ chân dung trên P30 Pro là nó có xu hướng làm hình ảnh tối hơn và mờ hơn một chút, đặc biệt trong điều kiện thiếu sáng. Dưới đây là so sánh giữa chế độ chụp thường và chế độ chân dung:
Chụp thường trên P30 Pro
Chế độ chân dung trên P30 Pro
Trắng đen
P30 Pro không còn cảm biến monochrome như P20 Pro nữa. Nó chuyển sang giả lập hiệu ứng này bằng phần mềm, và kết quả cũng rất ấn tượng.
Những ảnh bị lỗi
Huawei P30 Pro không chỉ chụp ảnh đẹp, nó còn có thể cho ra những bức ảnh...thảm hoạ. Dưới đây là một số ảnh như vậy. Chúng bị xử lý HDR lỗi, viền tím, hay đơn giản là không cân bằng sáng tốt.
Tham khảo: AndroidAuthority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng