Tranh cãi xung quanh điều luật cấm luộc tôm hùm sống của Thụy Sĩ: Tại sao các đầu bếp bất chấp để làm điều đó?
Từ tháng 8/2018, Thụy Sĩ thực thi điều luật mới nghiêm cấm thả tôm hùm vào nước sôi khi chúng vẫn đang còn ý thức. Vì lí do nhân đạo, chúng phải được gây mê hoặc làm mất ý thức trước khi bị giết.
Tại sao người ta không nên luộc sống tôm hùm?
Kĩ thuật chế biến tôm hùm bằng cách luộc sống đã được nhân loại sử dụng từ hàng nghìn năm và hiện giờ vẫn rất phổ biến trên toàn thế giới. Trong công thức nấu ăn của một đầu bếp người La Mã có niên đại vào khoảng thế kỉ I đã nhắc đến phương pháp này.
Nhưng qua thời gian, mối quan tâm của con người không còn dừng lại ở việc một món ăn có ngon hay không, mà nằm ở yếu tố nhân đạo trong quá trình chế biến.
Và thế là người ta bắt đầu băn khoăn về phương pháp nấu ăn "xưa như Trái đất này". Liệu tôm hùm có biết đau không nhỉ?
Các nhà nghiên cứu chia làm 2 trường phái rõ ràng. Một bên cho rằng tôm hùm giống như các loài giáp xác khác, chúng thậm chí còn không có một bộ não thực thụ nên không cảm thấy đau. "Đau" là loại cảm giác chỉ có ở sinh vật bậc cao mà thôi.
Trái lại, những người bác bỏ quan điểm trên đã đưa ra các dẫn chứng thực tế về hành vi và phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể tôm hùm khi bị luộc sống.
Cơ thể chúng tiết ra hormone cortisol – hormone "stress", y hệt như chúng ta khi bị đau. Chúng không thể kêu, nhưng có giãy giụa, hoặc cố gắng tránh xa khỏi nước sôi.
Mặc dù chưa phía nào hoàn toàn bác bỏ được quan điểm đối lập, nhưng một vài quốc gia - điển hình là Thụy Sĩ, đã quyết định cấm hoàn toàn hành động luộc sống tôm hùm. Họ dựa trên một quy tắc trong đạo đức học, gọi là "Nguyên lí phòng ngừa" (Precautionary Principle).
Theo đó, khi không chắc chắn về một điều gì, chúng ta cần hành xử một cách đề phòng.
Ở đây, chưa cần biết tôm hùm liệu có thực sự biết đau hay không, nhưng rõ ràng khả năng có thể xảy ra nên tốt hơn hết là hủy não, gây mê hoặc chích điện chúng trước khi luộc để đảm bảo tính nhân văn.
Nhưng tại sao các đầu bếp vẫn muốn luộc sống tôm?
Khỏi phải nói, có lẽ ai cũng biết luộc sống sẽ giúp món ăn đẹp mắt và tươi ngon hơn. Nhưng nếu phải trải qua ngần ấy công đoạn, khiến con tôm đau đớn quá mức, thì có xứng đáng không? Tôm luộc sống ngon đến thế ư?
Hóa ra thời điểm luộc là cực kỳ quan trọng, không đơn thuần chỉ để món ăn hấp dẫn hơn đâu. Nguyên nhân chủ yếu quan trọng không kém: chính là sức khỏe của người tiêu dùng.
Khi nghiên cứu về chủ đề này, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại vi khuẩn Vibrio khá nguy hiểm trên thịt tôm hùm, nhưng chỉ sinh trưởng được trên xác chết của tôm. Chỉ cần một vài giờ sau khi tôm chết, những vi khuẩn này sẽ xuất hiện ,và khi đó thì chẳng còn cách nào cứu vãn được.
Quan trọng hơn, chúng không bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ mà chúng ta dùng để luộc tôm.
Một dấu hiệu của việc thịt tôm đã phân hủy trước khi luộc là mùi khai của amoniac
Nếu chẳng may, những con vi khuẩn này lọt được vào cơ thể người, chúng sẽ gây đau bụng, buồn nôn, sốt, cảm lạnh và đôi khi dẫn đến tử vong.
Một vài trường hợp thậm chí phải cắt bỏ chân hoặc tay để dừng sự lây lan của vi khuẩn ra khắp cơ thể.
Hiển nhiên không ai là không sợ nhiễm bệnh, nên các đầu bếp vẫn phải luộc sống tôm hùm, dù biết điều này không mấy dễ chịu cho chúng. Ngoài New Zealand, một thị trấn tại Ý là Reggio Emilia và Thụy Điển, chưa có mấy quốc gia ban hành các điều lệnh cấm về vấn đề này.
Quan điểm của bạn như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Nguồn: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng