Giao dịch, đầu tư tiền ảo Bitcoin tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ về lừa đảo tài sản, rửa tiền
Thời gian qua, công an nhiều tỉnh, thành phố đã điều tra, xử lý rất nhiều vụ liên quan đến tiền ảo Bitcoin . Cụ thể, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 - Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai đã triệt phá đường dây huy động vốn công nghệ cao với số tiền chiếm đoạt lên đến 140 tỉ đồng, đồng thời bắt giữ đối tượng cầm đầu Nguyễn Minh Phương (39 tuổi; trú tại TP Biên Hòa) cùng 2 đồng phạm.
Theo tài liệu điều tra, Phương cùng 2 đồng phạm đã góp vốn thành lập Công ty CP Phương Thái An rồi thuê người lập trang web để huy động vốn, kêu gọi rất nhiều người đầu tư tiền vào hệ thống. Mỗi người tham gia phải đóng hơn 10 triệu đồng để được nhận 1 mã ID (mã tiền ảo). Nhóm này giới thiệu cho người tham gia mô hình thu lợi "khủng" trong thời gian ngắn. Với 1 mã ID cứ 5 ngày sẽ được tiền lãi 2,2 triệu đồng nên nhiều người đã lao vào đầu tư. Nhóm Phương đã lấy tiền của người trước trả cho người sau, phần còn lại chia nhau, ước tính 140 tỉ đồng. Đến khi bị triệt phá, hệ thống đa cấp của nhóm này đã thu được 21.405 mã khách hàng.
Công an tỉnh Gia Lai cũng vừa triệt phá một vụ lừa đảo tiền ảo Bitcoin. Chỉ trong thời gian ngắn, địa bàn tỉnh này có khoảng 1.900 ID, tức 1.900 Bitcoin tham gia mô hình giao dịch tiền ảo đa cấp ngân hàng cộng đồng Bitcoin. Các đối tượng lừa đảo đã chiếm đoạt trên 22 tỉ đồng của người dân trong vùng.
Trao đổi với phóng viên, Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng thì không được phép sử dụng Bitcoin hay các loại tiền ảo khác như tiền tệ. Theo Trung tướng Vệ, việc sở hữu, mua bán, sử dụng tiền ảo tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ về các loại tội phạm như lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền. Trung tướng Vệ khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.
Theo khuyến cáo của Tổng cục Cảnh sát, hiện nay tại Việt Nam có một số sàn tài chính sử dụng đồng tiền ảo Bitcoin, hoạt động theo mô hình đa cấp biến tướng, lấy tiền người sau trả cho người trước, với chiêu trò lãi suất lên tới 30%-80%/năm. Cơ quan công an xác định tất cả hệ thống máy chủ có thể cung cấp mã điện tử nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, vì thế chỉ xử lý những người xác định được tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc vi phạm quy định sử dụng mạng máy tính.
Hoàn thiện khung pháp lý quản lý tiền ảo
Tháng 8-2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong lĩnh vực này.
Trong đó, Bộ Tư pháp xác định nhóm nhiệm vụ cơ bản: Rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam; đề nghị sửa đổi bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, đề xuất bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế; đề xuất biện pháp phòng chống, xử lý vi phạm…
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng