Trời ẩm, quần áo chăn màn vừa hôi vừa ướt? Bóng đèn hồng ngoại chính là cứu cánh giúp bạn "sống sót" qua lúc giao mùa
Nồm ẩm ướt không chỉ làm sàn nhà trơn trượt, làm hỏng các thiết bị điện tử mà nó còn làm cho quần áo không khô được và có mùi hôi khó chịu
Thời tiết nồm ẩm ướt, trời nhiều sương mù không có nắng khiến cho quần áo của chúng ta không khô được và có mùi hôi rất khó chịu. Để làm khô quần áo trong thời tiết này nhiều gia đình đã có những cách như dùng quạt hay điều hòa bật ở chế độ khô. Tuy nhiên dùng điều hòa thì có vẻ như khá tốn điện mà quần áo khô cũng không được thơm, dùng quạt cũng vậy. Có thể bạn chưa biết rằng ánh sáng mặt trời có đến 50% năng lượng thuộc vùng hồng ngoại, khi phơi quần áo của chúng ta khô được là nhờ vào phần lớn bức xạ nhiệt từ 50% vùng năng lượng hồng ngoại này. Quần áo khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời sẽ không bị hôi do quần áo ẩm hấp thụ tia hồng ngoại và được làm nóng lên. Trong bài hướng dẫn này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo ra một thiết bị có khả năng phát ra tia hồng tương tự như ánh sáng mặt trời. Thiết bị có thể làm khô quần áo nhanh mà không làm cho quần áo bị hôi.
Chuẩn bị:
Một bóng đèn hồng ngoại ( Các bạn có thể dùng luôn bóng đèn ở chiếc đèn sưởi nhà tắm hoặc mua một chiếc tại cửa hàng điện nước với giá chỉ từ 50.000đ)
Bóng đèn hồng ngoại
Một cái giá đèn học.
Bắt đầu thôi, các bạn có thể áp dụng 2 phương pháp để làm khô quần áo nhanh hơn ở dưới đây.
Phương pháp 1:
Dùng giá phơi quần áo đặt ở góc tường
Dùng cây phơi quần áo để vào góc nhà, sau đó cho đèn hồng ngoại rọi vào quần áo. Tia hồng ngoại phát ra từ bóng đèn sẽ làm khô quần áo của bạn nhanh chóng mà không bị mùi hôi, do các bức xạ nhiệt mà bóng đèn hồng ngoại phát ra tương tự với bức xạ nhiệt của mặt trời. Sở dĩ nên để giá phơi vào góc nhà để bức xạ nhiệt từ bóng đèn hồng ngoại phát ra tập trung vào quần áo nhiều hơn không bị thoát ra khoảng không gian trống phía sau.
Phương pháp 2:
Phơi quần áo trong ngăn tủ để tận dụng tối đa bức xạ nhiệt
Các bạn mở cánh cửa tủ ra phơi quần áo ẩm vào bên trong sau đó cho ánh sáng hồng ngoại rọi vào. Phương pháp này cũng có thể hạn chế tối đa được bức xạ nhiệt hồng ngoại lọt ra không gian phía sau.
Bóng đèn hồng ngoại có công suất 275w
Bóng đèn hồng ngoại có nhiều mức công suất khác nhau, từ 100w cho đến 275w. Ở đây chúng tôi dùng bóng 275W sấy khoảng 4 tiếng là giá quần áo đã khô. Chi phí cho 1 lần sấy này khoảng : 4h x 275w x 1500đ = 1,650 đồng tiền điện. Trong đó 4h là thời gian bóng đèn hoạt động, 275w là công suất của bóng đèn và 1500đ là giá điện trung bình. Như vậy chi phí để sấy quần áo khô tự nhiên trong một số ngày nồm ẩm này gần như không đáng kể nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất rõ rệt. Bạn có thể tự tin diện những bộ quần áo thơm tho đến nơi làm việc, không còn phải “bẽn lẽn” với đồng nghiệp vì mùi hôi của quần áo do không có nắng.
Bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại được nhìn thấy qua camera, mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được
Trong quá trình bức xạ nhiệt hồng ngoại làm khô quần áo các bạn nên đảo chiều quần áo định kì khoảng 1 đến 2 tiếng để quần áo khô nhanh và đều hơn. Chúc các bạn có những bộ quần áo “thơm mùi nắng” trong những ngày nồm ẩm này. Đừng quên share cho bạn bè biết để cùng làm theo nhé!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng