TRON - TRX: Minh chứng cho sự đáng sợ của thị trường tiền mã hóa
Chỉ trong 10 ngày, giá của đồng tiền mã hóa này từ chỗ tăng gấp hơn 7 lần, suýt chút nữa rơi về mốc không còn chút giá trị nào và giờ lại đang tiếp tục tăng trưởng trở lại.
Ba tuần trước, startup non trẻ về tiền mã hóa TRON đã đạt được bước đột phá lớn đầu tiên của mình, khi người tiên phong trong lĩnh vực chống virus John McAfee quảng cáo về đồng TRX cho khoảng 500.000 người follow mình trên Twitter. Nhiều ngày sau đó, hiệu ứng McAfee đạt đến mức cực đại và giá trị của TRON tăng phi mã từ mức giá 4 cent tăng lên gần 29 cent.
Nhưng dường như đà tăng kỳ lạ này đã đến lúc dừng lại mà không có lý do gì.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi lọt vào top 10 đồng tiền mã hóa có thị phần lớn nhất, TRON trở thành tâm điểm của những lời chỉ trích tiêu cực, khi công ty có liên quan đến hàng loạt các hoạt động đáng ngờ: từ việc ăn cắp thông tin cho đến xuyên tạc những thông báo về các đối tác tham gia. Kết quả là mức giá của nó đã tụt xuống mức dưới 0,1 USD – bằng một nửa so với mức giá của nó cách đây 10 ngày.
Trên thực tế, biên độ dao động khủng khiếp như vậy không phải là điều hiếm gặp trong thế giới của tiền mã hóa – nhưng trường hợp này lại có một số điểm khác biệt.
Thông báo giúp TRON lên hương
Đối với những người vẫn còn lạ lẫm với đồng tiền mã hóa này, mạng lưới blockchain TRON được xây dựng với mục đích trao quyền cho các nhà sáng tạo nội dung trên toàn cầu để họ có thể hưởng lợi nhuận từ công việc của mình bằng cách chia sẻ nó trong một hệ thống giải trí toàn cầu.
Chúng tôi, TRON, tự hào thông báo về mối quan hệ hợp tác với tập đoàn Baofeng, hay còn gọi là Netflix của Trung QUốc, với hơn 200 triệu người dùng như một cổng video khổng lồ và có doanh thu 8 tỷ Nhân dân tệ.
Trên thực tế, ánh hào quang như chiếu thẳng vào TRON khi CEO Justin Sun – người trước đó từng xuất hiện trong danh sách 30 tỷ phú dưới 30 tuổi của Forbes trong hai dịp riêng biệt – tiết lộ rằng công ty đã đạt được thỏa thuận hợp tác với Baofeng, “Netflix của Trung Quốc” với hơn 200 triệu người dùng.
Thông báo này còn có thể đi xa hơn nữa để chứng minh cho các tuyên bố của tờ Washington Post rằng “TRON không thực sự tồn tại” là sai lầm … nhưng vì một lý do nào đó, công ty lại làm mọi việc rối lên, thậm chí với cả thông tin hợp tác trên.
Trong khi ban đầu, thông tin này nhận được sự phấn khích khổng lồ từ mọi người, các nhà nghiên cứu internet đã nhanh chóng chỉ ra rằng thông báo này có thể gây ra hiểu nhầm cho một số người.
Về đối tác trên thông báo, một vài người dùng đã lưu ý rằng, việc so sánh với Netflix dường như là quá phóng đại, khi Baofeng vốn nổi tiếng với việc cung cấp phần mềm chơi video – không phải nhà sản xuất nội dung thực sự.
Thêm vào đó, thông báo của TRON cũng chỉ ra rằng việc hợp tác không phải diễn ra với bản thân công ty Baofeng, mà với một chi nhánh bên trong công ty này, còn được biết đến dưới cái tên Blockchain Consensus Network (BCN). Theo thông báo của TRON, việc hợp tác giữa hai công ty sẽ diễn ra với phần cứng BCN hỗ trợ cho TRON và chạy toàn bộ các node trên mạng lưới của họ.
Cho dù TRON không phải là startup duy nhất về tiền mã hóa đưa ra các thông tin gây hiểu nhầm về quan hệ đối tác của họ, nhưng trong khi sự việc này chưa kịp nguội đi thì một bê bối khác đáng xấu hổ hơn lại bùng lên, đó là việc công ty cố ý “đạo” lại bản cáo bạch của đối thủ Filecoin.
Justin Sun: Bản cáo bạch gốc của chúng tôi viết bằng tiếng Trung Quốc và chúng tôi đã trích dẫn rất chi tiết trong phiên bản mới nhất bằng tiếng Trung.
Các phiên bản bằng tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật và Tây Ban Nha, được các tình nguyện viên dịch lại. Việc dịch thuật có thể đã bỏ qua một số chi tiết quan trọng, không chỉ là phần tham chiếu.
Trên thực tế, vụ bê bối này leo thang nhanh đến nỗi cuối cùng ông chủ TRON phải lên Twitter để đổ lỗi cho việc phiên dịch kém đã gây ra vấn đề này.
Sun đưa ra giả thuyết rằng việc trích dẫn các tài liệu bên ngoài mà không ghi nguồn này không phải là đạo văn, mà là do những tình nguyện viên của TRON, những người đã chọn dịch bản gốc của bản cáo bạch từ tiếng Trung sang tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Tây Ban Nha. Cho dù vậy, một số người đã chỉ ra rằng, ngay cả bản gốc bằng tiếng Trung dường như cũng thiếu các trích dẫn thích hợp.
Việc cáo buộc đạo văn nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán trên internet, đã khiến người tiên phong về tiền mã hóa và người lập nên Litecoin, Charlie Lee cũng phải retweet lại các tin tức này, làm thu hút thêm nhiều sự chú ý đến vụ bê bối.
Cuối cùng, Sun phải đứng ra thừa nhận lỗi cho sự việc đáng xấu hổ này thêm một lần nữa, hứa hẹn sẽ làm hết sức mình để tránh mắc phải các hiểu lầm như vậy trong tương lai.
Nhưng đây không phải là vụ bê bối duy nhất mà TRON dính vào.
Trong một sự việc khác, Sun lại một lần nữa phải đứng ra dập tắt các tin đồn cho rằng anh đã rút tiền của mình ra khỏi TRON, sau khi các nhà điều tra nghiệp dư phát hiện ra một ví kỹ thuật số đã chuyển hơn 6 tỷ TRX tới hàng loạt địa chỉ khác nhau.
Sun tuyên bố rằng, địa chỉ có liên hệ tới một tài khoản trên CryptoKitties có chữ “justin” trong tên đó, thuộc về một nhà đầu tư từ đầu, người vô tình có cùng tên với CEO của TRON. Trên thực tế, Sun nhấn mạnh rằng việc giao dịch các đồng TRX được thực hiện với mục đích tăng tính thanh khoản, không phải để bán TRX.
Tài khoản Reddit không phải là tài khoản của tôi và của quỹ. Nó thuộc về một nhà đầu tư ẩn danh và là người kiến lập thị trường của chúng tôi. Chúng tôi không có tài khoản ở GeminiDot.com. Nhà kiến lập thị trường này sử dụng tài khoản để giao dịch và tăng tính thanh khoản của Tòa.
Mọi người có lẽ sẽ nghĩ rằng sau tất cả những lộn xộn này, TRON sẽ học được bài học của mình và cố gắng tránh lặp lại các sai lầm đó – nhưng cuối cùng, công ty lại vướng phải một sự việc gây tranh cãi khác.
Hai tuần trước đây, những người dùng tinh mắt đã nhận ra rằng TRON có khả năng đã vi phạm bản quyền giấy phép khi mượn đoạn code từ Etherum mà không đưa ra các chỉ dẫn chính xác.
Tổ chức TRON Foundation nhanh chóng phản hồi lại tuyên bố này, nhưng câu trả lời mà họ đưa ra lại có phần vô trách nhiệm, khi cho rằng những trích dẫn còn thiếu là do đang trong “thời gian lễ hội.” Sau đó công ty bỏ qua những tranh cãi về vấn đề ăn cắp code trong vòng hai tuần, cho đến khi một người dùng Reddit khới lại vấn đề này vào cuối tuần trước.
Việc vấn đề này thu hút trở lại sự chú ý của cộng đồng buộc TRON Foundation phải ra một tuyên bố chính thức – nhưng dường như tuyên bố chỉ được đăng tải trên GitHub, vốn không phải là nơi thích hợp cho việc tranh luận hay làm rõ một sự kiện nào đó.
Chúng tôi sẽ có một số ứng dụng cho giao thức Protoco khi sử dụng TRX.
Tuyên bố này cho biết, “Thiết kế của TRON dựa trên hệ thống riêng của nó và khả năng thực hiện của các đoạn code. Một số đoạn code trong Ethereum đã được sử dụng để tham chiếu, và chúng tôi không chú ý đến các giấy phép liên quan, từ giờ trở đi chúng tôi sẽ chú ý đến việc sở hữu bản quyền và hứa rằng điều này sẽ không xảy ra nữa.”
Với tuổi đời chỉ chưa đầy 6 tháng kể từ khi ra đời, TRON vẫn là một công ty non trẻ - và trong khi ai đó có thể cho rằng, chính tuổi đời non nớt này là nguyên nhân cho các rắc rối kể trên, và quá chú tâm vào các rắc rối đó có thể gây ra khó khăn lớn cho tương lai của startup này.
Tuy nhiên, điều khiến mọi việc tồi tệ hơn là Sun và các đồng nghiệp vẫn chưa cho thấy tính hữu dụng trong công nghệ của mình – điều mà nhiều người cho rằng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Cho dù vậy, phần tồi tệ nhất của câu chuyện này là việc uy tín công ty ngày càng xuống thấp trong khi toàn bộ dự án vẫn đang chìm trong các tranh cãi khác nhau.
Dù sao đi nữa, một công ty chỉ có thể hồi phục lại tiếng xấu của mình một số lần trước khi nó bị đóng cửa và trở thành bài học kinh nghiệm cho người khác – và TRON đang rất gần với giới hạn đó của mình. Trên thực tế, hầu hết các startup về tiền mã hóa đều phải đối mặt với những lời chỉ trích tương tự như vậy hàng ngày … nhưng thật khó để bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm mà TRON đang phải đối mặt.
Tham khảo Then Next Web
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng