Trong 7 lời "tiên tri" sai bét đã đi vào lịch sử giới công nghệ, Apple xuất hiện tới 3 lần

    Ngocmiz,  

    Liệu công nghệ sẽ tiến xa đến đâu trong vòng 20 năm tới? Đây luôn là thứ ai cũng muốn biết nhưng không phải ai cũng có câu trả lời.

    Tất nhiên, sự khó khăn cũng không thể cản được bước chân con người ta đi tìm lời giải cho những thắc mắc của mình. Từ việc dự báo về sự sống còn của các công ty, các xu hướng công nghệ đương thời cho đến việc đoán định tầm phủ sóng của các sản phẩm mới, các “thầy bói” công nghệ từ trước đến nay vẫn luôn rất thông thái về những gì sắp xảy đến.

    Thế nhưng đôi khi sự thông thái cũng không đi liền với tính chính xác, và trong nhiều trường hợp, những dự báo của họ sai lệch đến 180 độ.

    Dưới đây là 7 ví dụ điển hình về những dự báo đi chệch hướng như vậy.

    1.

    Đây là một trong những lời dự báo lệch nổi tiếng trong giới công nghệ. Người phát biểu nó, nhà đồng sáng chế Ethernet Robert Metcalfe, cũng phải công nhận sai lầm khủng khiếp của mình chỉ sau đó không lâu.

    Điều thú vị là khi viết lời dự báo chắc nịch này trên tạp chí InfoWorld, ông đã tuyên bố sẽ “nuốt lại lời mình nói” nếu những gì tiên đoán không xảy ra. Metcalfe tội nghiệp không thể ngờ rằng cuối cùng ông cũng phải nuốt nó theo đúng nghĩa đen tại Hội nghị World Wide Web toàn cầu năm 1997, khi đám đông hàng nghìn người la ó đòi ông phải xé trang báo đã viết ra ăn sống ngay trên sân khấu để đền tội cho những tổn thất nó đã gây ra cho ngành công nghiệp Internet.

    2.

    Hóa ra Metcalfe không phải nhân vật lỗi lạc duy nhất đưa ra dự đoán sai lệch về Internet vào năm 1995. Trong một bài viết trên Newsweek, nhà thiên văn học Clifford Stoll đã giải thích lý do tại sao Internet không thể trở nên cách mạng như nhiều người khẳng định. Đặc biệt, ông còn gọi ý tưởng về “kinh doanh mạng” (thương mại điện tử) với các hoạt động như click xem sản phẩm, đặt vé máy bay hay chỗ trong nhà hàng qua Internet,… là hoàn toàn phi thực tế. Khỏi cần bàn, bây giờ thì chúng ta đã làm tất cả những điều này trên mạng, và tất nhiên đi kèm với chúng là chuyển tiền online nữa.

    3.

    Đây không hẳn là một lời dự đoán nhưng nó đích thị ám chỉ tầm nhìn của ông chủ hãng máy tính Dell về tương lai Apple. Câu nói trên được đưa ra để trả lời câu hỏi về việc liệu ông sẽ làm gì với Apple nếu ở vào cương vị của Steve Jobs lúc bấy giờ (mới quay lại Apple sau khi hãng này thâu tóm startup do ông sáng lập).

    Tất nhiên nhìn vào thực tế hiện tại, khi Apple đang là một trong những công ty có giá trị cao nhất thế giới, chúng ta sẽ thấy nhận định này có vẻ hết sức ngu ngơ. Thế nhưng công bằng mà nói thì rất nhiều người đã đánh giá thấp Apple thời điểm đó. Ngay cả tạp chí Fortune danh tiếng cũng từng bình luận trong một bài báo xuất bản năm 1996: “Tình hình hoạt động “lên voi xuống chó” của Apple đã xếp cổ phiếu công ty vào loại bất cứ nhà đầu tư lâu năm nào cũng phải tránh xa.”

    4.

    Nếu điều này xảy ra thật thì thế giới sẽ tốt đẹp hơn biết bao. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2004, Bill Gates đã khẳng định hùng hồn rằng nạn spam sẽ không còn tồn tại vào năm 2006 nữa.

    Tin xấu là cho đến tận 2014, 10 năm sau ngày ông tuyên bố điều này, một báo cáo thống kê vẫn cho thấy mỗi ngày người dùng mạng phải hứng chịu tới 54 tỷ email spam.

    5.

    Đây chính là câu trích dẫn trong bài viết của ký giả David Pogue trên tờ New York Times năm 2006. Chỉ 1 năm sau đó, Apple đã giới thiệu thế hệ iPhone đầu tiên, rõ ràng là gây bất ngờ cho không ít người.

    Ấy vậy mà ngay cả sau khi iPhone được ra mắt, nhiều “thầy bói” công nghệ vẫn dứt khoát không tin là nó sẽ thành công, đặc biệt là nhân vật ngay dưới đây.

    6.

    Năm 2007, CEO Microsoft đương nhiệm Steve Ballmer cho rằng iPhone quá đắt đỏ để có thể trở nên phổ biến trên diện rộng. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ USA Today, Ballmer thậm chí còn lấy hẳn số liệu ra làm căn cứ. Ông dự đoán iPhone cuối cùng sẽ chỉ chiếm được khoảng 2-3% thị phần di động chứ không thể khá hơn được.

    Thực tế đã chứng minh Ballmer hoàn toàn sai lầm. Tính đến cuối năm 2015, Apple đã chiếm được 16% thị phần smartphone toàn cầu, và nếu tính riêng thị trường Mỹ thì con số này lên tới 40%.

    7.

    Suốt từ những năm 1960 cho đến trước khi bị Compaq thâu tóm vào cuối thập niên 90, Digital Equipment Corporation (DEC) luôn là tay chơi hàng đầu trong ngành công nghiệp máy tính tại Mỹ. Thế nhưng Ken Olsen, nhà sáng lập kiêm cựu chủ tịch DEC, không hề ngờ rằng máy tính lại có ngày trở thành món đồ tiêu dùng phổ biến với mỗi hộ gia đình. Có lẽ đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo đà cho Intel vượt mặt và kết liễu DEC khi cho ra mắt những chiếc máy tính mini chỉ to bằng một góc những dàn máy cỡ cả căn phòng mà tay chơi ngã ngựa này luôn tự hào sản xuất.

    Tham khảo Hubspot

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày