Trong 7 tháng qua, 160 vụ gấu nâu tấn công đã xảy ra ở Nhật Bản khiến 3 người thiệt mạng!
Giới chức Nhật Bản đã tìm thấy thi thể của một sinh viên mất tích bên cạnh xác của một con gấu nâu có thể đã giết chết anh ta. Con gấu cũng bị nghi ngờ tấn công một số người khác trong khu vực.
- Nền văn minh Sumer có phải là nền văn minh lâu đời nhất được biết đến của nhân loại?
- Tại sao ngựa nhà phải thay móng sắt định kỳ?
- Pangea Ultima: Siêu lục địa trong tương lai của Trái Đất
- Bí mật sâu trong Shennongjia: Đằng sau khu vực cấm ẩn giấu điều gì?
- Ý thức của con người sẽ mất đi sau khi chết, hay nó tồn tại độc lập trong vũ trụ dưới dạng lượng tử hóa?
Sinh viên leo núi bị gấu giết chết
Vào ngày 29 tháng 10, sinh viên đại học 22 tuổi Kanato Yanaike đã đi leo núi một mình trên núi Daisengen gần Fukushima ở đảo Hokkaido. Ban đầu anh dự định sẽ trở lại vào cùng ngày và sẽ thông báo cho gia đình vào thời điểm đó để họ yên tâm. Nhưng đến ngày 30 tháng 10, gia đình không những không nhận được tin anh vẫn an toàn mà thậm chí không thể liên lạc được nên đã nhanh chóng gọi cảnh sát đến giúp đỡ.
Sau khi gọi cảnh sát, gia đình hoảng sợ và nghe cảnh sát nói: Cách đây không lâu vừa xảy ra một cuộc tấn công của gấu nâu ở núi Daisengen. Hai trong số ba người bị tấn công đều bị thương nặng. Cuối cùng, ba người đã dùng dao găm đánh trả con gấu nâu và đuổi nó đi. Nhưng Kanato Yanaike chỉ có một mình và chưa có thông tin gì về anh ấy.
Sau ba ngày tìm kiếm ráo riết, cảnh sát cuối cùng đã tìm thấy thi thể của Kanato Yanaike, và gần thi thể của anh, họ cũng tìm thấy xác của một con gấu nâu.
Khám nghiệm tử thi trên thi thể của Kanato Yanaike cho thấy nguyên nhân cái chết của anh là do sốc xuất huyết nghiêm trọng, kết hợp với các vết cắn và vết trầy xước gây sốc trên cơ thể, cho thấy anh đã bị một con gấu nâu giết chết. Nhưng con gấu nâu này đã chết như thế nào? Đây có phải là con gấu nâu đã tấn công ba người khác trước đây không? Vẫn chưa có kết luận nào.
Các nhà khoa học từ Tổ chức Nghiên cứu Hokkaido sẽ điều tra chất chứa trong dạ dày của gấu nâu để xem liệu họ có thể tìm hiểu thêm về cái chết của nó hay không.
Cuộc tấn công của gấu ở Nhật Bản
Nhật Bản hiện đang phải hứng chịu các cuộc tấn công của gấu tồi tệ nhất và thường xuyên nhất trong hơn một thế kỷ.
Theo báo cáo gần đây của The Guardian, kể từ khi vụ tấn công đầu tiên được báo cáo vào tháng 4, ít nhất 158 người được xác nhận bị thương và 3 người thiệt mạng (trong đó có sinh viên đại học 22 tuổi kể trên). Trước năm nay, trong hơn 10 năm qua, chưa có vụ gấu tấn công gây tử vong nào ở Nhật Bản.
Theo trang tin tức Nhật Bản Asahi Shimbun, chỉ riêng ở Hokkaido trong năm nay đã có ít nhất bảy vụ gấu tấn công con người. Vào tháng 4, một ngư dân ở hồ Jumari ở Hokkaido có lẽ đã bị một con gấu nâu giết chết và một phần thi thể của anh ta được tìm thấy trong hồ, cảnh sát sau đó phát hiện ra một con gấu lang thang gần đó với chiếc giày dính máu trong miệng. Con gấu sau đó đã bị người dân địa phương bắn chết.
Các nhà động vật học ở Nhật Bản tin rằng sự gia tăng các vụ gấu tấn công có thể là do loài gấu đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn. Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình năm ngoái, năm ngoái loài gấu tại đây có thể kiếm ăn tương đối dễ dàng, dẫn đến số lượng gấu con tăng lên, và khi có nhiều gấu hơn thì thức ăn cũng sẽ trở nên khan hiếm hơn.
Theo báo cáo của The Guardian, các biện pháp bảo vệ người và gấu của Nhật Bản đang được áp dụng, hiện có khoảng 11.700 con gấu nâu ở Hokkaido, số lượng này gấp đôi so với năm 1990.
Ngoài Nhật Bản, năm nay, đã xảy ra một số vụ tấn công thất thường của gấu ở các nơi khác trên thế giới.
Vào tháng 1 năm nay, cũng đã ghi nhận một vụ tấn công gây tử vong đầu tiên của gấu Bắc Cực ở Alaska trong hơn 30 năm qua. Vào tháng 4, một con gấu nâu cùng ba con của nó đã bị giết ở dãy Alps của Ý vì tấn công con người; một con gấu xám đã giết chết một người phụ nữ trên con đường đi bộ nổi tiếng gần Công viên Quốc gia Yellowstone của Hoa Kỳ vào tháng 7; và tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận có 4-5 sự cố về gấu đen tấn công người.
Việc con người bảo vệ động vật hoang dã ngày càng hiệu quả hơn đã khiến số lượng động vật hoang dã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, những khu vực sinh sống của động vật hoang dã lại bị con người xâm lấn và dẫn đến không gian sống và thức ăn của động vật bị thu hẹp.
Sự mâu thuẫn như vậy dẫn đến việc các loài động vật hoang dã ngày càng tiến gần hơn đến nơi định cư của con người để tìm kiếm thức ăn, càng nhìn thấy con người lâu, chúng càng bớt sợ hãi nên các cuộc tấn công xảy ra.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng