Khi cỗ máy cồng kềnh hạng nhất trên chiến trường này biết... giảm cân, thì chúng ta sẽ có gì? Xe tăng robot, xe tăng đi bộ và xe tăng biết bay.
Trận Somme (1916), diễn ra trong cao điểm tại Mặt trận phía Tây của Chiến tranh Thế giới Thứ I, đã đi vào lịch sử như là một trong những trận đánh đẫm máu nhất từng diễn ra, với hơn một triệu người lính tử nạn và bị thương. Ít được biết đến hơn, nhưng lại hết sức thú vị, còn là việc cuộc quần thảo 141 ngày này đã lần đầu tiên giới thiệu cho thế giới một cỗ máy quân sự nặng nề nhưng vô cùng hiệu dụng trên chiến trường: xe tăng.
Chiếc xe tăng lần đầu tiên được giới thiệu trên chiến trường Somme
Mặc dù sức ảnh hưởng tức thì của xe tăng trong cái ngày ra mắt 15/9/1916 và kể cả toàn bộ chiến tranh thế giới thứ nhất nói chung là hạn chế, nhưng chỉ trong một vài năm sau đó, xe tăng đã từ một món đồ trang trí cồng kềnh dễ đổ vỡ trở thành một thế lực hùng mạnh thống trị mọi chiến trường trong phần còn lại của thế kỉ 20 và xa hơn nữa.
Cho đến ngày nay, không có dấu hiệu nào rõ ràng hơn để thể hiện sức mạnh của một đạo quân quốc gia bằng kích cỡ khí giới mà quốc gia đó sở hữu. Có thể nói nghệ thuật chiến tranh đã thay đổi sâu sắc trong 100 năm qua đi kèm với quá trình lột xác không ngừng của xe tăng. Vậy bạn có tự hỏi thiết kế xe tăng sẽ tiến hóa như thế nào để đáp ứng với những chiến trường trong tương lai?
Trận Kursck (1943) là trận 'tank' chiến lớn nhất trong lịch sử nhân loại, huy động hơn một vạn xe tăng quần thảo trong 3 tháng bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ II
Liệu xe tăng có to dần theo năm tháng như... smartphone ?
Hãy cùng bắt đầu câu chuyện bằng những hình ảnh viễn tưởng. Nhiều fanboy cuồng nhiệt của xe tăng nói riêng và những dòng game chiến tranh nói chung có lẽ luôn mơ về một cỗ tăng chiến khổng lồ không thể ngăn chặn, với họng pháo cao xạ bắn ra những tia lửa kì dị, súng máy chĩa khắp nơi, và kích cỡ có lẽ đủ cho một... đại đội sinh hoạt thoải mái bên trong.
Kích cỡ gấp tầm 20 lần 1 tòa nhà
Nhưng có lẽ đã đến lúc phải tỉnh lại, vì thu nhỏ kích thước - đi kèm với tính cơ động linh hoạt - mới là xu hướng thiết kế chủ đạo của những xe tăng thực sự phải mang ra chiến đấu trong chiến trường tương lai.
Từ hành trình giảm cân của xe tăng...
Hãy tự hỏi bạn thân bạn "vậy xe tăng đến trái đất để làm gì?". Nó là một phương tiện tấn công được thiết kế để cho phép những người lính bên trong có thể tấn công kẻ thù ở một môi trường với mật độ "tên bay đạn lạc" dày đặc với độ nguy hiểm tối thiêu. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn loại yếu tố 'con người' ra khỏi bài toán?
Thời kì '5 bông hoa trên một chiếc xe tăng' nay còn đâu.
Với cùng mức độ bảo vệ, xe tăng giờ đây trở nên nhỏ hơn, nhẹ hơn, rẻ hơn, và cơ động hơn bao giờ hết. Có lẽ về mặt cơ động thì khó có thể so sánh được với lính tráng trong ngày một ngày hai, nhưng sắt thép thì rõ ràng là "trâu bò" hơn da thịt khi nếm mùi bom đạn rồi.
Cực kì cơ động
Và tiện lợi với các nhiệm vụ do thám địa hình
Đến tăng robot và tăng thông minh
Trong 40 năm tới hoặc thậm chí ít hơn, tất cả các phương tiện khí giới truyền thống nhiều khả năng sẽ được thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo.
Một sĩ quan duy nhất sẽ chỉ huy toàn bộ đơn vị tăng chiến từ trạm hỗ trợ gần tiền tuyến. Điều này giúp cho sĩ quan tránh được những sự cố kĩ thuật không đáng có về kết nối vô tuyến hay vệ tinh. Đạo quân giáp chiến robot này sẽ nhận lệnh của chỉ huy hầu như tự động và đồng thời cũng tự liên lạc với nhau và với các khí tài trên chiến trường nhằm tăng hiệu quả chiến đấu
Tăng Robot Uran-9 của Nga.
Về mặt kĩ thuật các tăng robot sẽ chủ yếu dựa vào tốc độ cùng khả năng di động chiến thuật trên chiến trường. Do không phải mang trong mình một tiểu đội lính nào hết như đã đề cập, kích cỡ của chúng sẽ rất nhỏ. Các loại pháo cao xạ sẽ dần được thay thế bởi súng máy và kèm theo đó là các vũ khí chết người với khẩu độ và sự linh hoạt cao được gắn lên đó.
.
Thậm chí với sự phát triển như vũ bão của các công nghệ trí tuệ nhân tạo như hiện nay, việc "nhân cách hóa" hình dáng của đội quân khí giới như trong các bộ phim viễn tưởng là điều hoàn toàn khả thi trong tương lai không xa
Đi sâu vào thiết kế của tương lai
Gạt ra một bên kích cỡ, giờ là lúc cùng hướng đến chi tiết. Trước hết là nguyên tắc thiết kế nền tảng: xe tăng của tương lai sẽ là một chiến binh cực kì đa năng.
Do thám, tấn công, phòng thủ, tái sử dụng...chơi tất.
Khi kích cỡ và việc bảo vệ con người không còn là mục tiêu tối thượng của xe tăng, thì tư duy lại về vật liệu ở lớp vỏ là điều cần thiết. Mục tiêu giờ đây: phục vụ cho việc tái sử dụng, cùng sự dẻo dai trên mọi địa hình, có thể được đáp ứng hoàn hảo với vật liệu composite và ceramic. Thậm chí với ceramic, chúng ta còn có thể mơ về một tương lai với xe tăng... trong suốt.
Xe tăng hiện đại được bảo vệ bằng lớp vỏ composite
Một điều quan trọng mà chắc chắn các nhà thiết kế xe tăng phải nghĩ tới, đó là hệ thống di chuyển. Răng xích rõ ràng là rất tiện dụng để chiến đấu ở những nơi nhiều bùn đất, nhưng ở các điều kiện địa chất khác thì khá hạn chế. Các ý tưởng thực sự đang được xem xét là đệm khí, hệ thống lai, hoặc thậm chí là cả...xe tăng đi bộ.
Cuối cùng không thể không nhắc tới, đó là súng tăng. Đây mới thực sự là không gian cho các nhà tương lai học thỏa thích gắn đủ thứ trên đời vào tấm thân bé nhỏ của xe tăng tương lai. Có thể trong tương lai không xa mọi loại súng trường và pháo sẽ trở nên lỗi thời, nhường chỗ cho súng laser và các loại vũ khí hóa sinh lợi hại khác.
Dự án thực sự đang được triển khai: Ground X Vehicle
Điều ngạc nhiên là những nhà khoa học quân sự hàng đầu của DARPA (Cơ quan nghiên cứu ứng dụng quân sự Hoa Kỳ) nhìn thấy một tương lai duy nhất cho xe tăng: tuyệt chủng.
Họ nhận ra rằng trong cuộc đua tranh giữa khí giới (armor) và thâm nhập (penetration), hai chiến thuật chiến đấu chủ đạo, thâm nhập luôn tạo lợi thế lớn hơn. Quả vậy, có một sự thực là công nghệ phá khí giới (armor piercing tech) luôn phát triển nhanh hơn nhiều so với bản thân chính công nghệ khí giới (armour tech) - và giá thành cũng thấp hơn nhiều.
Vì thế họ đã phát triển một khái niệm hoàn toàn mới về xe tăng, có tên là Công nghệ Ground X Vehicle ("GXV-T"). Hình dáng của nó trông sẽ như thế này.
Sử dụng công nghệ hiển thị số, góc nhìn từ bên trong sẽ trông như thể buồng lái của máy bay khu trục vậy
BONUS: Thế còn tăng biết bay thì sao?
Ý tưởng về một chiếc "xe tăng biết bay" không hề mới. Người Nga đã có một phiên bản thử nghiệm từ tận năm 1942, với chiếc "tăng có cánh" Antonov A-40. Tiếc thay dự án đã thất bại thảm hại, vì thực chất nó chính là một chiếc máy bay dội bom TB-3 kết hợp vụng về với xe tăng T27.
Antonov A-40
Câu chuyện hiện đại và tương lai có thể sẽ hoàn toàn khác, khi những chiếc máy bay được thiết kế khí động học hoàn hảo, và vẫn mang những đặc trưng riêng có của xe tăng, với lớp vỏ dày, và hệ thống vũ khí đồ sộ trên đó, có thể trở thành một pháo đài hủy diệt trên không thực sự đáng sợ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng