Những quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 10/1/2023. Các quy tắc mới nhắm vào các công ty cung cấp công nghệ giả mạo khuôn mặt, giọng nói "deepfake".
- Apple vs Meta: Cuộc đại chiến vì ‘khuôn mặt’ người dùng
- Dùng phần mềm, tái tạo thành công khuôn mặt thiếu nữ thời kỳ đồ đá cách đây 31.000 năm
- Mũ bảo hiểm dành riêng cho shipper: Trang bị hàng loạt cảm biến, hỗ trợ tương tác bằng giọng nói, tích hợp AI
- Sử dụng AI để tái tạo giọng nói cho bệnh nhân ung thư
Trung Quốc quy định mọi người được pháp luật bảo vệ khỏi bị mạo danh, phải có sự đồng ý của bản thân thì đối tác mới được dùng công nghệ để biến đổi khuôn mặt hay giọng nói. Khuyến khích các ngành công nghiệp có liên quan tăng cường kỷ luật tự giác.
Quy định nhấn mạnh, công nghệ giả mạo khuôn mặt, giọng nói không được sử dụng để tham gia vào các hoạt động bị pháp luật cấm.
Với kỹ thuật ngày càng tinh vi, người xem hầu như không thể phân biệt được đâu là bản gốc, đâu là giả. Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc nhấn mạnh, động thái này nhằm ngăn chặn tình trạng phỉ báng, xúc phạm danh dự, giả mạo danh tính người dân, gây nguy hiểm an ninh quốc gia. Chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, ngôi sao, rất dễ có nguy cơ bị tấn công bằng video giả mạo.
Mỹ và một số nước đã có luật để quản lý lĩnh vực mới mẻ này. Ngoài luật pháp để điều chỉnh thì công nghệ giả mạo khuôn mặt, giọng nói cũng đã đặt ra nhiều vấn đề đạo đức cho các nhà nghiên cứu, bởi công nghệ này ngày càng phổ biến thì họ cũng vô tình tiếp tay cho kẻ xấu lợi dụng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng