Trung Quốc chính thức vận hành nhà máy hydro - quang điện lớn nhất thế giới: Tiêu tốn 10.000 tỷ đồng, diện tích bằng 900 sân bóng đá, cung cấp 20.000 tấn hydro/năm cho công nghiệp, vận tải
Ngày 30/8, tập đoàn Sinopec thông báo dự án sản xuất hydro dựa trên quang điện lớn nhất thế giới của Trung Quốc chính thức được đưa vào hoạt động.
- Elon Musk muốn thế giới chuyển sang xe điện nhưng phải hợp lực với đối thủ Trung Quốc này mới làm nên chuyện
- Sự thật trần trụi của thị trường xe điện nhìn từ Trung Quốc: Nếu không phải công ty vĩ đại nhất thì nắm chắc thất bại
- Bên trong 'nghĩa địa' ô tô điện bỏ hoang, chất đống ở Trung Quốc
- Sân bay rộng 1,4 triệu mét vuông, chỉ mất gần 5 năm xây dựng ở Trung Quốc
Sinopec Group là tập đoàn lọc dầu, khí đốt và hóa dầu lớn của Trung Quốc. Sinopec cũng là nhà sản xuất hydro lớn nhất nước này. Ngày 30/8, tập đoàn thông báo dự án sản xuất hydro dựa trên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới chính thức được đưa vào hoạt động. Nhà máy được đặt tại Khu tự trị Tân Cương ở phía tây bắc Trung Quốc.
Dự án hydro xanh này là một phần trong sứ mệnh to lớn hơn của Sinopec để đạt đỉnh phát thải carbon trước năm 2030, đạt mức trung hoà carbon vào năm 2050. Mục tiêu này sớm hơn 10 so với mốc 2060 của chính phủ Trung Quốc.
Nhà máy khổng lồ có diện tích tương đương hơn 900 sân bóng đá. Tổng dự án trị giá 3 tỷ nhân dân tệ (417 triệu USD hay 10 nghìn tỷ VNĐ). Dự án bao gồm một nhà máy quang điện công suất 300 MW, một nhà máy điện phân hydro công suất 20.000 tấn/năm và một trang trại bể chứa hydro công suất 210.00 mét khối. Dự án cũng bao gồm các đường ống hydro có khả năng vận chuyển 28.000 mét khối/giờ. Tính đến ngày 30/8, toàn bộ các tấm pin năng lượng mặt trời của nhà máy quang điện đã được lắp đặt.
Dự án được trang bị 52 bộ máy điện phân, mỗi bộ có công suất 1.000 mét khối hydro/giờ. Trong số đó, liên doanh Cockerill Jingli Hydrogen, Longi Hydrogen và viện nghiên cứu 718th Research Institute của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (PERIC) tài trợ 13 bộ điện phân. Cockerill Jingli Hydrogen là liên doanh giữa Công ty Thiết bị Sản xuất Hydro Tô Châu Jingli và Tập đoàn John Cockerill có trụ sở tại Bỉ.
Hydro sẽ được sản xuất bằng cách truyền điện qua nước. Dự kiến nhiên liệu mới sẽ giúp giảm 485.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm. Kể từ đầu tháng 7/2023, dự án đã cung cấp hydro xanh thay thế nhiên liệu hoá thạch cho nhà máy Tahe Refining & Chemical của Sinopec.
Đến năm 2025, công ty có kế hoạch tăng công suất sản xuất hydro xanh lên 500.000 tấn/năm. Hiện Sinopec sản xuất 3,9 triệu tấn hydro xám từ nhiên liệu hoá thạch.
Một báo cáo gần đây từ tập đoàn Shell của Anh cho thấy tổng sản lượng hydro của Trung Quốc đến năm 2060 có thể tương đương 580 triệu tấn than tiêu thụ mỗi năm, chiếm 16% mức tiêu thụ năng lượng dự kiến của quốc gia.
Shell cho biết nhu cầu gia tăng chủ yếu là từ việc áp dụng hydro làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp và vận tải đường dài.
Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất hydro hàng đầu thế giới với sản lượng khoảng 20 triệu tấn/năm. Một tài liệu gần đây của Liên minh Năng lượng Hydro Trung Quốc lưu ý rằng nhu cầu hydro của nước này sẽ tăng lên 35 triệu tấn/năm vào năm 2030, đạt mức 60 triệu tấn/năm vào năm 2050, tương đương 10% tổng nhu cầu năng lượng.
Theo CGTN, Upstream
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng