Trung Quốc đã có "vòng kim cô" thu phục AI ương bướng: Vết xe đổ ChatGPT không có cửa hoành hành ở quốc gia tỷ dân?
Sẽ không có vết xe đổ của ChatGPT ở Trung Quốc
- Colorful trình làng 5 'biến thể' RTX 4070 để người dùng lựa chọn: Bản rẻ nhất 14 triệu, đắt nhất 23 triệu đồng
- Điểm số IQ của người Mỹ sụt giảm trong hơn một thập kỷ qua
- Vingroup công bố 16 website giả mạo tập đoàn để lừa đảo kêu gọi đầu tư, chuyển tiền điện tử
- Ngỡ ngàng trước đôi giày ‘đắt’ nhất thế giới: Giá bằng nguyên căn biệt thự giữa trung tâm thành phố
- Chiêu trò lừa đảo bắt đầu bằng tin nhắn chỉ có 2 từ: Nhiều người tin sái cổ, chuyển tiền ngay lập tức!
Cơ quan quản lý internet Trung Quốc đã đề xuất quy tắc kiểm soát các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tương tự như ChatGPT, dẫn đầu nỗ lực của các chính phủ trên thế giới hướng tới chế ngự thách thức mà công nghệ mới đặt ra.
Quy tắc được đưa ra khi các công ty công nghệ hàng đầu của đất nước đẩy mạnh kế hoạch tích hợp AI vào dịch vụ.
Theo dự thảo quy tắc, cục quản lý không gian mạng Trung Quốc sẽ yêu cầu các công ty phải trải qua đánh giá an ninh của chính phủ trước khi cung cấp dịch vụ và yêu cầu công ty chịu trách nhiệm về nội dung mà dịch vụ AI của họ tạo ra.
Nội dung do các dịch vụ đó tạo ra không được chứa các yếu tố gây hại đến chính quyền, kích động ly khai hoặc phá vỡ trật tự xã hội.
Các chính phủ trên khắp thế giới đang thảo luận về việc làm thế nào để quản lý làn sóng mới của các công cụ AI, với một số nhân vật công nghệ tiêu biểu cảnh báo rằng chúng có thể bị lợi dụng để truyền bá thông tin sai lệch hoặc phân biệt đối xử.
Tại Mỹ, chính quyền Joe Biden đã bắt đầu xem xét liệu có cần phải kiểm tra các công cụ hay không. Ý tạm thời cấm ChatGPT, cho rằng chatbot AI đã thu thập và lưu trữ thông tin không đúng cách.
Thông báo của cơ quan quản lý Trung Quốc được đưa ra cùng ngày với việc tập đoàn Alibaba tung ra mô hình ngôn ngữ lớn được gọi là Tongyi Qianwen, dự định tích hợp trên các sản phẩm bao gồm công cụ tìm kiếm và trợ lý giọng nói, cũng như giải trí và thương mại điện tử.
Trước đó một ngày, SenseTime Group Inc. nổi tiếng với các sản phẩm giám sát như hệ thống nhận dạng khuôn mặt, đã ra mắt dịch vụ giống như ChatGPT có tên gọi là SenseChat và một nhóm ứng dụng dựa trên hệ thống mô hình AI lớn SenseNova.
Tuần trước, Huawei Technologies Co. cho biết đã triển khai các dịch vụ dựa trên Pangu, một tập hợp các mô hình AI lớn phát triển từ năm 2019, cho các khách hàng doanh nghiệp trong các ngành bao gồm tài chính, dược phẩm và khí tượng.
Trong khi ChatGPT của OpenAI không được hoạt động ở Trung Quốc, nhiều công ty công nghệ hàng đầu đất nước đang thúc đẩy phát triển các phiên bản công nghệ của riêng mình.
AI sáng tạo có thể mở ra cơ hội doanh thu mới cho các công ty sau khi mảng internet bị suy yếu trong những năm gần đây do các quy định chặt chẽ và nền kinh tế trì trệ.
Cùng với đó, hàng loạt công ty phải vượt qua những hạn chế như rào cản mua chip tiên tiến cần thiết để đào tạo các mô hình AI từ phía Mỹ, cũng như các chính sách nghiêm ngặt của Trung Quốc.
Đưa AI vào khuôn khổ
You Chuanman, chuyên gia về quy định công nghệ và quản trị toàn cầu từ Đại học Hong Kong, cho biết các quy tắc đề xuất của Trung Quốc được đưa ra chi tiết hơn so với các lĩnh vực khác.
Ông nói, các quy tắc của Trung Quốc sẽ bao gồm việc cấm lập hồ sơ người dùng và áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với nội dung do AI tạo ra.
"AI là một thách thức đối với quản trị toàn cầu. Các chính phủ từ các quốc gia nên làm việc cùng nhau để đưa ra một tiêu chuẩn toàn cầu", You nhận định.
Theo các quy tắc dự thảo, các công ty sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, trong khi dữ liệu mà các nhà phát triển sử dụng để đào tạo các sản phẩm AI phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc.
Tháng trước, công ty công cụ tìm kiếm của Trung Quốc Baidu Inc. đã trở thành công ty internet đầu tiên của đất nước ra mắt chatbot hỗ trợ AI có tên là Ernie Bot.
Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc ngay lập tức chạy theo, tìm cách thương mại hóa các công nghệ AI đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD để phát triển.
Alibaba xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn của riêng mình kể từ năm 2019 và tháng 9 năm ngoái đã ra mắt hệ thống độc quyền Tongyi, nhóm một số mô hình AI tổng quát lại với nhau.
Tongyi Qianwen sẽ được tích hợp vào ứng dụng nhắn tin tại nơi làm việc DingTalk.
Công cụ có thể được sử dụng để tóm tắt biên bản cuộc họp cũng như soạn thảo email và đề xuất kinh doanh. Mô hình AI cũng sẽ được nhúng vào trợ lý giọng nói Tmall Genie của Alibaba, bao gồm khả năng cung cấp công thức nấu ăn và đưa ra các mẹo du lịch.
Chatbot của Alibaba có thể tạo văn bản, mã máy tính và làm toán, nhưng chưa cho phép người dùng tạo ảnh. Alibaba cho biết công cụ có khả năng xử lý các tác vụ bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh.
Trong buổi trình diễn trực tiếp hồi đầu tuần, chatbot của SenseTime được thiết kế chủ yếu để xử lý các câu hỏi bằng tiếng Trung Quốc, có thể tạo ra văn bản, code máy tính và hình ảnh.
Công ty cũng sử dụng dịch vụ để tóm tắt các bài báo học thuật và đưa ra lời khuyên về y tế. SenseTime có trụ sở tại Hồng Kông được hỗ trợ bởi Alibaba và SoftBank Group Corp.
"Có một mô hình thôi là chưa đủ", Boris Van, một nhà phân tích tại Bernstein Research, nói khi đề cập đến nỗ lực AI của các công ty công nghệ Trung Quốc. "Bạn cần có sản phẩm và ứng dụng để kết hợp mô hình, cũng như sử dụng mô hình để cung cấp những thứ thực tế mà khách hàng muốn".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng