Trung Quốc đã trở thành cường quốc số một về lợi nhuận thu về từ game, đạt 100 tỷ USD
Cùng với sự phát triển của smartphone, lợi nhuận toàn cầu thu về từ các trò chơi điện tự lần đầu vượt mức 100 tỉ USD.
Theo công ty đầu tư Atomico của Anh Quốc, Trung Quốc đã vượt mặt Mĩ để trở thành “cường quốc game” nếu tính theo lợi nhuận thu về từ các trò chơi điện tử. Cùng lúc đó, lợi nhuận thu về từ game trên toàn cầu cũng lần đầu vượt qua mức 100 tỉ USD.
Có tới 600 triệu gamer đang sinh sống tại Trung Quốc và họ đóng góp 24,6 tỉ USD trong 101,6 tỉ USD doanh thu toàn cầu thu về từ game trong năm 2016, chính thức giúp Trung Quốc vượt qua Mĩ khi ông lớn phương Tây chỉ thu về 24,1 tỉ USD. Theo cơ quan nghiên cứu Newzoo, thị trường game trên toàn cầu có trị giá đạt 91,8 tỉ USD trong năm 2015, chứng tỏ rằng ngành công nghiệp trò chơi điện tử đang có mức tăng trưởng kinh ngạc và sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc trong những năm tới. Một phần khá lớn công sức được đóng góp bởi cửa hàng ứng dụng của Apple tại Trung Quốc. Tính riêng trong năm ngoái, các game trên iOS thu về 18 tỉ USD và lợi nhuận thu về từ Trung Quốc chiếm tới 31%, gấp hơn 10 lần so với năm 2012.
Tom Wehmeier, giám đốc và trưởng phòng nghiên cứu tại Atomico cho biết rằng có hàng loạt cột mốc được xô đổ trong năm 2016. Con số gamer nói chung trên toàn thế giới đã cán mốc 2 tỉ và mảng mobile gaming thành công đến mức trở thành mảng lớn nhất trong mục gaming, vượt mặt cả PC và console nếu tính về doanh thu.
Số liệu cùng với dự đoán doanh thu toàn cầu cho đến năm 2020 của ngành công nghiệp game
Điều đáng ngạc nhiên đối với Mattias Ljungman, đối tác kinh doanh kiêm nhà đồng sáng lập Atomico, chính là việc doanh thu trung bình trên đầu người chơi game tại Trung Quốc còn cao hơn cả Mĩ. Tầm quan trọng của Trung Quốc đối với sự phát triển của ngành công nghiệp game trên toàn thế giới cũng đang được thể hiện rất rõ. Tencent Holdings Ltd, doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc và cũng là một trong mười doanh nghiệp công nghệ lớn mạnh nhất toàn cầu, gặt hát được rất nhiều thành công từ bộ phận mobile gaming và quảng cáo mobile. Đứa con cưng của Tencent chính là Honour of Kings, một tưa game mobile có doanh thu trong tháng 4 vừa qua đạt 440 triệu USD. Ngoài ra, Tencent cũng sở hữu mạng xã hội WeChat và tựa game online đình đám League of Legends.
Tựa game đình đám League of Legends thuộc quyền sở hữu của Tencent Holdings Ltd
Ở Mĩ và Châu Âu, doanh thu của thị trường game tăng đều cùng với sự tự tin và “bạo chi” của các nhà đầu tư. Theo dự tính, ngành công nghiệp game sẽ thu về 109 tỉ USD trong năm nay. 42% tới từ các tựa game mobile. Con số này sẽ tăng lên tới 129 tỉ USD trong năm 2020, thời điểm mà mobile gaming sẽ áp đảo toàn bộ các nền tảng còn lại khi đóng góp tới 51% doanh thu toàn cầu.
“Game đã trở thành một thị trường khổng lồ, chứa đựng các cơ hội tiềm năng và các cơ hội này sẽ tiếp tục phát triển. Trong tương lai gần, các nhà phát hành game hoàn toàn có thể tạo dựng nên một trò chơi có 1 tỉ người chơi hoạt động mỗi tháng” - Ilkka Paananen, CEO của Supercell, nhà phát triển tựa game đình đám Clash of Clans cho biết.
Game mobile sẽ sớm hoàn toàn vượt mặt game trên các nền tảng khác
Mặc cho việc phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trường game tại Trung Quốc lại khá khép kín. Người chơi tại đây chủ yếu ưa chuộng các tựa game trong nước và rất ít quan tâm đến game nước ngoài. Thông số nghiên cứu cho thấy rằng 93% số tiền các gamer bỏ ra được dành cho các tựa game được phát triển bởi các nhà phát hành nước nhà. Tại Mĩ và Châu Âu, con số này lần lượt là 56% và 36%.
Để thâm nhận thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài cần phải hợp tác với các công ty bản địa có chuyên môn cao. Không chỉ gặp phải rào cản về ngôn ngữ, các doanh nghiệp này cần quảng bá tựa game của mình và thu hút người chơi ban đầu để trò chơi có thể phát triển. Đây chính là công việc mà các công ty tại Trung Quốc sẽ đảm nhiệm bằng cách phân tích thị trường và phổ biến tựa game đến với đúng đối tượng
“Tôi cho rằng mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp nước ngoài và các nhà phát hành game trong nước tại Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào một thị trường đầy tiềm năng mà không phải thay đổi sản phẩm của mình.” - Mattias Ljungman chia sẻ.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng