Với nhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến ra đời những năm qua, Trung Quốc cho thấy nước này hoàn toàn có khả năng thay thế thung lũng Silicon trở thành đầu tàu công nghệ thế giới.
Snapchat và Kik đang xây dựng hệ thống nhắn tin bảo mật. Facebook cố hết mình để biến Messenger thành ứng dụng có thể thanh toán. Cả Facebook lẫn Twitter đã bắt đầu cho người dùng phát video trực tiếp.
Tuy nhiên, những công nghệ này đã phổ biến từ lâu tại Trung Quốc.
WeChat và Alipay nhiều năm nay đã sử dụng tính năng mua hàng và chuyển tiền bằng mã QR tại Trung Quốc. Cả hai còn cho phép người dùng trả tiền taxi hay đặt bánh pizza mà không cần thông qua bất kì ứng dụng khác. Bên cạnh đó, một trang trực tuyến là YY.com tại đây đã thực hiện live-streaming từ khá lâu.
Thung lũng Silicon vốn nổi tiếng là trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới, nơi cho ra đời hàng loạt trang xã hội nổi tiếng, những chiếc iPhone và các sản phẩm công nghệ cao khác. Tuy nhiên, vị thế của họ dần bị lung lay bởi Trung Quốc. Chính phủ nước này từ lâu đã thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” đối với các công ty công nghệ nước ngoài nhằm ưu tiên phát triển dịch vụ trong nước.
Trung Quốc đang đe dọa vị thế dẫn đầu của thung lũng Silicon. Ảnh: Nbcnews.
Ngay cả những ông lớn công nghệ xứ cờ hoa nói riêng và thế giới nói chung cũng khao khát thị trường đông dân nhất thế giới này. Các hãng thường lựa chọn Trung Quốc để gia công sản phẩm của họ, hoặc xem đây như là thị trường tiềm năng số một thế giới.
Không những thế, Trung Quốc ngày càng thể hiện mình là nơi xuất phát nhiều ý tưởng sáng tạo hàng đầu thế giới. Chính điều này đã khiến cho các công ty, thậm chí những gã khổng lồ công nghệ, thực hiện bước chuyển dịch đầu tư chất xám về Trung Quốc.
Sự thay đổi này giúp cho vị thế của họ ngày càng quan trọng hơn trong làng công nghệ toàn cầu. Rất nhiều ứng dụng di động tiên tiến của Trung Quốc như thanh toán hóa đơn, đặt hàng dịch vụ, xem video mọi lúc mọi nơi… nhiều hơn bất kì đâu trên thế giới. Thậm chí vào năm ngoái, mức thanh toán di động của Trung Quốc đã vượt Mỹ.
Đối trọng duy nhất của Mỹ về quy mô các công ty Internet cũng chính là Trung Quốc. Những phi vụ thâu tóm công ty Mỹ, mà mới đây nhất là việc Didi Chuxing mua lại Uber Trung Quốc sau thời gian dài đàm phán, là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy tiềm năng tài chính của các công ty Trung Quốc lớn đến nhường nào.
Các ông lớn công nghệ cũng từng sao chép rất nhiều tính năng từ các ứng dụng Trung Quốc. Ảnh: Neurogadget.
Trên thực tế, một vài công nghệ của Trung Quốc đã đi trước Mỹ vài năm.
Trước khi ứng dụng hẹn hò Tinder ra đời, Trung Quốc đã có Momo rất nổi tiếng. Trước khi Giám đốc điều hành Jeff Bezos của Amazon bàn về những chiếc máy bay không người lái đi giao hàng, công ty SF Express tại Trung Quốc đã thử nghiệm ý tưởng này từ lâu.
Khi Venmo trở thành ứng dụng chuyển tiền thời thượng của người trẻ tại Mỹ, từ già đến trẻ ở Trung Quốc đã quá quen với việc thanh toán hóa đơn bằng những loại ví điện tử thông minh tương tự.
Đặc biệt nhất là WeChat. Ứng dụng này có vô số tính năng mà sau đó mới lần lượt xuất hiện trên Facebook, WhatsApp và Snapchat.
“Thẳng thắn mà nói, những ý kiến cho rằng Trung Quốc sao chép công nghệ Mỹ chưa hẳn là đúng. Trong những năm gần đây, xu hướng này đang dần ngược lại”, Ben Thompson - nhà sáng lập công ty nghiên cứu công nghệ Stratechery nhận định. “Ví dụ như Facebook Messenger, nó không khác mấy so với WeChat”, ông nêu quan điểm.
Theo các nhà phân tích, ưu điểm lớn nhất của ngành công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc là bao quát mọi lĩnh vực, lấp đầy những khoảng trống kinh tế do chính nước này tạo ra từ sau thời kì Cách mạng Văn hóa 1976.
Khác với Mỹ khi nhấn mạnh mọi đối tượng khách hàng, các ngân hàng và nhà bán lẻ Trung Quốc tập trung vào một đối tượng nhất định, đặc biệt là tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh.
Các chính sách của chính phủ Trung Quốc phát huy hiệu quả rõ rệt. Ảnh: China.
Nhiều người Trung Quốc không mua máy tính cá nhân. Họ ưu tiên mua điện thoại, vì thế mà có hơn 600 triệu người sử dụng di động tại đây. Ben Thompson cho rằng: “Người Mỹ thường dùng máy tính cá nhân để thực hiện giao dịch thanh toán tín dụng. Còn tại Trung Quốc, người ta lại thích sử dụng điện thoại hơn vì tính linh hoạt của nó”.
Các công ty Trung Quốc cũng tiếp cận thị trường theo cách khác. Tại Mỹ, nhà phát triển đề cao tính đơn giản trong ứng dụng thì tại Trung Quốc, ba ông lớn của họ gồm Alibaba, Baidu, WeChat luôn cạnh tranh nhau để tạo ra một ứng dụng có thể thêm nhiều tính năng nhất có thể.
Ví dụ như ứng dụng mua sắm Taobao của Alibaba, cho phép mua hàng tạp hóa, giao dịch tín dụng khi chơi trò chơi trực tuyến, tìm phiếu giảm giá, cửa hàng thông qua bản đồ, đặt nhà hàng, khách sạn, mua vé xem phim trực tuyến...
Cách làm này nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng, nhất là các doanh nghiệp. Gao Feng, nhà sáng lập kiêm giám đốc công ty chuyên thay dầu cho ôtô Ebaoyeng cho biết, hãng của ông dựa vào WeChat để kinh doanh. 50% doanh thu của Ebaoyeng kiếm được đến từ giao tiếp bằng WeChat, trong khi chỉ 20% là từ khách hàng đến trực tiếp.
"Trung Quốc đang cho triển khai nhiều mô hình kinh doanh công nghệ sáng tạo, buộc các nơi khác phải học hỏi, trong đó có các công ty Mỹ”, bà Chang - người có nhiều năm nghiên cứu thị trường Mỹ lẫn Trung Quốc nhận định. ”Dù khó khăn, chúng ta vẫn phải thừa nhận sự phát triển công nghệ mạnh mẽ của ".
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng