Thành Đô, thủ phủ của Tứ Xuyên, Trung Quốc, vừa công bố kế hoạch tiết kiệm điện bằng vệ tinh chiếu sáng mà họ gọi là "mặt Trăng nhân tạo".
Kế hoạch táo bạo này được công bố bởi chính Wu Chunfeng, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Hệ thống Vi tính và Công nghệ Vũ trụ Thành Đô vào thượng tuần tháng 10.
Dự án này được kỳ vọng sẽ khiến đèn đường trở nên lỗi thời vì "mặt Trăng nhân tạo" sáng gấp 8 lần Trăng thường vào ban đêm. Phạm vi chiếu sáng bao phủ từ 10 - 80km, được kiểm soát chặt chẽ và chính xác, thu gọn lại vài chục mét cũng được.
Wu và công ty của ông đã thử nghiệm vệ tinh chiếu sáng vài năm trước, đến nay đã đủ điều kiện để đưa vào hoạt động vào năm 2020.
Tuy nhiên, nhiều quan chức bày tỏ lo ngại rằng, ánh sáng tạo ra bởi Trăng nhân tạo có thể gây ra bất lợi đến nhịp sinh học của nhiều loại động vật. Giải đáp mối lo ngại này, Kang Weimin, giám độc Viện Quang học đến từ Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, giải thích rằng ánh sáng từ Trăng nhân tạo "tương đương ánh sáng lúc hoàng hôn", không gây ảnh hưởng đến thói quen của động vật và con người.
Dự án Trăng nhân tạo lấy cảm hứng từ ý tưởng của một nghệ sĩ Pháp - một tấm gương lớn sẽ được treo lơ lửng ngoài vũ trụ để phản chiếu ánh sáng mặt trời tới các con phố ở Paris.
Theo Nextshark
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao 'chưng cất' đang trở thành từ đáng sợ nhất với các công ty AI tiên phong?
Dù chưng cất là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi, nhưng việc DeepSeek tận dụng phương pháp này để phát triển mô hình AI của họ đã gây tranh cãi
Vì sao rắn độc không bao giờ bị trúng nọc độc của chính nó?