Trung Quốc: Nhảy việc nhiều quá sẽ bị trừ điểm tín dụng xã hội

    Long.J,  

    Không chỉ "hạnh kiểm yếu", nhảy việc nhiều quá cũng gây tụt điểm tín dụng xã hội ở Trung Quốc.

    Ở Trung Quốc, có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng xã hội. Điển hình là không trả được nợ; trộm cắp tài sản (hiện vật, trí tuệ); sai luật giao thông...

    Tóm lại, cứ tội lỗi sẽ bị trừ điểm, tụt hạng và mất đi nhiều quyền lợi trong cuộc sống. Thế nhưng, một địa phương ở Trung Quốc cho rằng như thế là chưa đủ, phải thêm vào hành vi gây mất uy tín mà nhiều người xem là vô hại: Thường xuyên nhảy việc.

    Theo Weibo, Chiết Giang đang nỗ lực xây dựng hệ thống tín dụng xã hội địa phương, quy định rõ nhảy việc thường xuyên cũng bị "hạ hạnh kiểm."

    "Nếu ai đó liên tục nhảy việc, điểm tín dụng xã hội của anh ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng," một quan chức Chiết Giang cho biết trên diễn đàn địa phương. Tuy không cho biết cụ thể "nhảy bao nhiêu lần một năm thì bị tính là thường xuyên", nhà chức trách tỉnh Chiết Giang khẳng định, sẽ có mức hạn chế dành riêng cho cá nhân và công ty.

    Trung Quốc: Nhảy việc nhiều quá sẽ bị trừ điểm tín dụng xã hội - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, thông báo này đã gây tranh cãi mạnh trên Weibo, hashtag liên quan đến việc hạ hạnh kiểm nếu nhảy việc nhiều quá đang nằm trong top trending với hơn 60 triệu lượt xem.

    "Tôi đề nghị hạ hạnh kiểm những người không lập gia đình nhưng vẫn sinh con," một người dùng Weibo châm chọc.

    Trung Quốc: Nhảy việc nhiều quá sẽ bị trừ điểm tín dụng xã hội - Ảnh 2.

    Hiểu đơn giản, hệ thống tín dụng xã hội của Trung Quốc sẽ tổng hợp hành vi của người dân, khen thưởng những ai sống tốt và ngược lại, trừng phạt những kẻ vi phạm pháp luật. Đến thời điểm hiện tại, đã có tới 13 triệu người bị gắn mác "hạnh kiểm yếu" và bêu tên công khai trên website của chính phủ. Hầu hết những người này bị cấm bay, cấm sử dụng nhiều dịch vụ công cộng.

    Tỉnh Hà Bắc từng tung ra mini-app tích hợp trong WeChat để hiển thị những người có nợ xấu trong phạm vi 500m, thậm chí họ còn phải sử dụng nhạc chuông riêng biệt để thông báo "hạnh kiểm chưa tốt."

    Theo đài truyền hình Giang Tô, ở Ninh Ba đã có trung tâm dữ liệu của 10 triệu công nhân, viên chức - có thể thống kê trong chốc lát về kỹ năng, số lần nhảy việc cũng như những lần tới bệnh viện của nhân sự.

    Trước những ý kiến trái chiều của dân mạng, nhà chức trách Chiết Giang khẳng định: Xin việc như bình thường sẽ không ảnh hưởng đến điểm tín dụng xã hội, hệ thống chỉ nhắm vào những hành vi độc hại với tính chất thường xuyên.

    Theo A.N

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày