Trung Quốc phát triển thịt nhân tạo để làm bánh trung thu nhưng hương vị không khác gì thịt thật
Bánh trung thu sẽ chứng kiến sự thay đổi ở Trung Quốc trong năm nay khi một công ty khởi nghiệp đã quyết định sử dụng thịt nhân tạo làm từ thực vật thay vì thịt lợn.
Startup trẻ thuộc thế hệ 9X Lữ Trung Minh đã thành lập một công ty sản xuất thịt nhân tạo có tên Zhenrou đồng thời hợp tác với một nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ và Kinh doanh Bắc Kinh để tạo ra những chiếc bánh trung thu nhân thịt nhân tạo và tung ra thị trường trước dịp trung thu năm nay.
Tại Trung Quốc, bánh trung thu truyền thông chủ yếu là có vị ngọt và có nhân đậu đỏ, hạt sen hay trứng muối, nhưng ở một số vùng như Tô Châu, bánh trung thu lại có nhân chủ yếu được làm bằng thịt lợn.
Lữ Trung Minh cho biết, sản phẩm bánh trung thu có nhân thịt nhân tạo nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là phía người tiêu dùng ở Thượng Hải và các vùng lân cận, vị của chúng gần như không khác gì so với bánh trung thu được làm bằng thịt lợn thật.
"Chúng tôi đã mời rất nhiều người tiêu dùng tại Thượng Hải ăn thử sản phẩm bánh trung thu từ thịt nhân tạo (được làm từ thực vật) và thấy rằng có rất nhiều người không thể phân biệt được chúng so với những loại bánh trung thu nhân thịt truyền thống", Lữ Trung Minh cho biết.
Thịt Zhen đã gia nhập hàng ngũ ngày càng nhiều công ty trong và ngoài nước, và đã bước vào tiềm năng to lớn của thị trường thịt thực vật tại Trung Quốc.
Lữ Trung Minh.
Từ một cậu sinh viên có nguy cơ mắc béo phì đến startup về thịt thực vật
Sinh năm 1991, Lữ Trung Minh đã từng mắc chứng rối loạn có tên "freshman 15", đây là hội chứng mà một sinh viên mới vào năm nhất có thể tăng đến 15 pound (6,8kg) vì ăn uống quá nhiều và lười vận động
Khi tham gia chương trình Shark Tank, anh thừa nhận: "Tôi đã tăng tới 20 kg trong học kỳ đầu tiên và cảm thấy rất tự ti". Để giảm tình trạng tăng cân này, anh bắt đầu tập tạ và khi tình hình chuyển biến tốt hơn thì việc tập tạ lại thành nguồn cảm hứng Lữ quyết định thành lập công ty khởi nghiệp của mình.
Zhenrou được thành lập vào năm 2017, tập trung vào việc phát triển thịt nhân tạo và có trụ sở tại Hàng Châu, Chiết Giang.
Năm 2016, Lữ Trung Minh tham gia vào chương trình Shark Tank Trung Quốc và anh trở nên nổi tiếng với sản phẩm thịt nhân tạo.
Với Zhenrou, Lữ Trung Minh muốn lan truyền lợi ích của việc ăn uống lành mạnh đối với cơ thể đồng thời thúc đẩy và phát triển các sản phẩm thịt nhân tạo được làm từ thực vật, đặc biết là trong bối cảnh Trung Quốc ngày nay, việc áp dụng những thói quen và chế độ ăn uống lành mạnh đang ngày càng được ưa chuộng.
Lữ cho biết thêm, ưu điểm tự nhiên thịt làm từ thực vật là nó không có cholesterol, theo đó, thịt nhân tạo được làm từ thực vật đặc biệt phù hợp với những người có vấn đề về sức khỏe liên quan đến cholesterol.
Mặc dù thịt lợn vẫn là loại thịt yêu thích của người Trung Quốc, nhưng theo có vẻ như chúng đang dần bị thị trường quay lưng khi lượng tiêu thụ của các loại sản phẩm từ thịt lợn đã giảm 5% vào năm 2018 khi so với tổng lượng thịt lợn tiêu thụ năm 2014 - năm mà Trung Quốc có mức tiêu thụ đỉnh tính từ năm 2010.
công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor cho biết, mức tiêu thụ thịt lợn đạt đỉnh vào năm 2014 và giảm gần 5% vào năm 2018.
Theo một báo cáo gần đây củaMeituan Dianping - trang web mua hàng của Trung Quốc cho các dịch vụ giao thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ bán lẻ, thực phẩm ăn nhẹ vào buổi sáng có hàm lượng calo thấp, ít chất béo, nhiều chất xơ đang trở nên phổ biến hơn đối với người dùng.
Sản phẩm bánh trung thu với nhân được làm từ thịt nhân tạo.
Thị trường béo bở
Hai nhà sản xuất thịt thực vật nổi tiếng nhất thế giới là Beyond Meat và Impossible Food đang có cuộc canh tranh gay gắt để giành thị phần bên ngoài Hoa Kỳ, trong đó Beyond Meat đang được hậu thuẫn bởi Tyson Foods - công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới đang có kế hoạch bắt đầu tấn công vào thị trường Trung Quốc vào nửa cuối năm nay.
Các nhà sản xuất sinh học bền vững có trụ sở tại Chicago cũng có kế hoạch giới thiệu các sản phẩm protein nhân tạo của mình đến Trung Quốc với hy vọng chúng có thể thay thế thịt lợn trong nhà hàng dim sum Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của United Market Research, thị trường các sản phẩm thay thế thịt toàn cầu dự kiến sẽ đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2025, tăng đáng kể so với mức 4,2 tỷ USD trong năm 2017.
Trên thực tế, có rất nhiều loại sản phẩm làm từ thực vật khác nhau có thể thay thế thịt, chúng sử dụng các nguyên liệu thô khác nhau như đậu phụ, bột đậu nành Ấn Độ và các loại protein thực vật khác...
Lữ Trung Minh nói thêm "Thịt thực vật lành mạnh, bổ dưỡng và thân thiện với môi trường hơn so với các loại thịt thật, đồng thời thịt nhân tạo đang dần trở thành một xu hướng tiêu dùng mới của những người tiêu dùng trẻ, đặc biệt là tại Trung Quốc".
Một lợi thế khác của thịt nhân tạo tại Trung Quốc đó là các loại sản phẩm thay thế thịt không phải là một khái niệm mới bởi việc sử dụng các loại đồ ăn chay bằng đậu phụ thay thế cho thịt lợn hay thịt gia cầm đã có lịch sử hàng trăm năm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng