Trung Quốc ra mắt Siêu máy tính 10 triệu lõi, 1300 TB RAM, xử lý 93 triệu tỷ phép tính/giây
Với tốc độ xử lý lên tới 93 triệu tỷ phép tính một giây, không lạ gì khi nó xô đổ "người" tiền nhiệm của nó, một siêu máy tính khác cũng của Trung Quốc và vượt rất rất xa người Mỹ.
Siêu máy tính xuất xứ từ Trung Quốc được xây dựng bằng chip được sản xuất trong nước được công bố là siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Đây là một mốc cực kì quan trọng trong tiến bộ của ngành công nghệ tại đất nước Trung Quốc, cũng như xóa mờ dần sự phụ thuộc của đất nước này vào công nghệ từ Mỹ.
Siêu máy tính có tên Thái Hồ Quang (TaihuLight) xô đổ vị trí thứ nhất của Thiên Hà 2 (Tianhe-2, một siêu máy tính khác cũng của Trung Quốc), chiếc máy mới này có tốc độ nhanh gấp 3 lần "người" tiền nhiệm của nó. Tốc độ của nó chính xác là 93 petaflop (tức 93 triệu tỷ phép tính một giây), nhanh hơn gần 5 lần siêu máy tính nhanh nhất của người Mỹ, chiếc siêu máy tính nay đã xếp thứ 3 thế giới về tốc độ.
Siêu máy tính Thái Hồ Quang.
Thái Hồ Quang gồm 41.000 chip CPU, mỗi chip có 260 lõi xử lý. Tổng cộng là 10,65 triệu lõi, so với siêu máy tính của Mỹ với 560.000 lõi thì quả là hai con số một trời một vực. Về mặt dung lượng bộ nhớ RAM, Thái Hồ Quang thậm chí xếp vào hạng nhẹ cân hơn cả siêu máy tính K của Nhật Bản với dung lượng khiêm tốn chỉ 1,3 petabyte. Điều này cũng có nghĩa là nó có hiệu suất hoạt động theo công suất ấn tượng. Cụ thể khi so với Thiên Hà 2 với 17,8 megawatt, Thái Hồ Quang chỉ dùng đến 15,3 megawatt.
Thái Hồ Quang được xây dựng hoàn toàn bằng công nghệ Trung Quốc. “Nó không dựa trên những thứ đã có sẵn. Họ hoàn toàn xây dựng nó bằng chính công nghệ của mình”, giáo sư Jack Dongarra tại Đại học Tennessee nói. “Đây là một hệ thống sử dụng vi xử lý của Trung Quốc”.
Siêu máy tính Thiên Hà 2.
Chiếc máy cựu vô địch, Thiên Hà 2 được xây dựng sử dụng vi xử lý Intel của Mỹ sản xuất. Người Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp Thiên Hà 2 năm ngoái với chip sản xuất trong nước. Nhưng vào tháng 4 năm 2015, chính phủ Mỹ đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu chip xử lý cao cấp sang Trung Quốc. Bộ Công thương Mỹ nói rằng hành động xuất khẩu đó là đi ngược lại những bí mật công nghệ mà họ đề ra, và họ đã có những cáo buộc đưa ra rằng chiếc siêu máy tính trước đó, Thiên Hà 1A đã “được sử dụng vào trong hoạt động hạt nhân”.
Siêu máy tính được coi là một phần không thể thiếu trong an ninh quốc gia lẫn các nghiên cứu khoa học tại cả hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Những hệ thống ấy được sử dụng rộng rãi, từ những việc hàng ngày như dự báo thời tiết hay thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng trong những nghiên cứu cấp cao hơn nhiều như an ninh mạng cũng như nghiên cứu vũ khí hạt nhân.
Theo như những nhà chế tạo nên Thái Hồ Quang, siêu máy tính này sẽ được sử dụng vào lĩnh vực sản xuất, khoa học đời sống và chế tạo những hệ thống giúp ích cho môi trường.
Những khoản đầu tư của chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực siêu máy tính và siêu chip xử lý trong những năm gần đây đã đặc biệt hiệu quả. Trong năm 2001, không một siêu máy tính nào của người Trung nằm trong top 500 cả. Nhưng hiện tại, họ nắm giữ 167 siêu máy tính có trong top 500 đó, nhiều hơn Mỹ 2 chiếc. Và với sự thành công của Thái Hồ Quang 2, thì Trung Quốc, đất nước đang dẫn đầu về số lượng siêu máy tính cũng như công nghệ sản xuất này, sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Tham khảo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng