(GenK.vn) - Do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng căng thẳng, Trung Quốc hiện đang tăng cường đàm phán với Nga để mua các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất.
Thông tin trên được tuần báo quân sự Military-Industrial Courier tại Matxcova dẫn lời chuyên gia Vasiliy Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga.
Doanh thu của ngành công nghiệp quốc phòng Nga không còn dựa hoàn toàn vào việc bán vũ khí cho Bắc Kinh như đầu những năm 1990. Song theo chuyên gia Kashin, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn thứ hai sau Ấn Độ chuyên nhập khẩu các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất.
Vào năm 2011, doanh thu bán vũ khí của Nga cho Trung Quốc là 1,9 tỷ USD. Rosoboronexport – công ty xuất nhập khẩu vũ khí của Nga cho biết Matxcova đã thu được 2,1 tỷ USD nhờ các bản hợp đồng bán vũ khí cho Bắc Kinh trong năm 2012.
Theo đó, Trung Quốc chiếm 12% trong tổng số doanh thu trị giá 17,6 tỷ USD mà Rosoboronexport đã ký kết với các đối tác.
Kể từ năm 2012, Bắc Kinh đã ký kết nhiều bản hợp đồng mới với Nga trị giá 1,3 tỷ USD.
Trong đó, Trung Quốc đã giành 600 triệu USD để mua 52 trực thăng Mil Mi-171E cùng 700 triệu USD để mua 140 động cơ Saturn AL-31F trang bị chi các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư mà Trung Quốc nhập của Nga như Sukhoi Su-27 và Su-30 cũng như các tiêm kích nội địa Shenyang J-11B/BS, J-15 và J-16.
Chuyên gia Kashin cho biết hiện nay, Trung Quốc vẫn đang đàm phán với Nga để ký kết thêm 4 bản hợp đồng.
Thứ nhất, Trung Quốc hy vọng mua 24 chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 của Nga. Được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động băng tần L, các tiêm kích Su-35 có thể giúp Không quân Trung Quốc tăng khả năng không chiến trong mọi cuộc xung đột tiềm năng với Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản trước quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc còn lên kế hoạch mua các tên lửa đất đối không S-400 của Nga, có khả năng giám sát toàn bộ không phận của Đài Loan và Nhật Bản.
Tên lửa S-400 có tầm bắn 400km, có thể bảo vệ khu vực bờ biển Trung Quốc khỏi các cuộc tấn công trên không tiềm năng từ phía Không quân Mỹ tại Okinawa và Không quân Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga vẫn chưa thống nhất về việc sẽ bán bao nhiêu tên lửa cho Bắc Kinh cũng như thời điểm giao hàng.
Để tăng cường khả năng triển khai lực lượng, Không quân Trung Quốc cần ít nhất 100 máy bay vận tải quân sự cỡ trung. Ngoài máy bay vận tải nội địa Xian Y-20, Trung Quốc còn đề nghị Nga bán 34 máy bay vận tải Ilyushin Il-76MD-90A thế hệ mới.Trung Quốc cũng hy vọng Nga và Ukraine có thể cung cấp các máy bay vận tải Il-76.
Trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga tham dự lễ khai mạc Olympic Mùa đông tại thành phố Sochi, một bản ghi nhớ mua 4 tàu ngầm lớp Lada giữa Bắc Kinh và Matxcova đã được ký kết.
Theo bản ghi nhớ, 4 tàu ngầm lớp Lada sẽ được đóng tại Trung Quốc với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga. Ông Kashin cho rằng tàu ngầm lớp Lada là vũ khí thiết yếu cho Hải quân Trung Quốc để đối phó với lực lượng phòng không Nhật Bản trong cuộc chiến giành chủ quyền trên biển Hoa Đông.
Với sự trợ giúp của Hải quân Mỹ, Lực lượng phòng không Nhật Bản có thể đánh bại năng lực tác chiến chống ngầm của Trung Quốc. Đây chính là lý do, các hệ thống vũ khí Nga trở nên vô cùng quan trọng đối với quân đội Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng