Trung Quốc từng nắm tới 90% đất hiếm trên thế giới nhưng đừng lo, chúng ta đã có giải pháp thay thế

    Dink,  

    “Đất hiếm”, cụm từ mà khi nhắc tới chúng bạn đã có cảm giác rằng chúng rất hiếm. Thực ra không phải.

    Năm 2010, Trung Quốc nắm giữ trong tay 90% sản lượng đất hiếm toàn thế giới. Nhưng đừng làm con số chót vót ấy đánh lừa bạn.

    Đầu tiên, hãy hiểu về đất hiếm – rare earth. Đó là tập hợp của 17 loại nguyên tố hóa học, được sử dụng nhiều trong công nghiệp chế tạo đồ điện tử. Chính bản thân cái tên “đất hiếm” khi được xướng lên đã làm cho chúng ta phải trầm trồ rằng “Chúng rất hiếm, chữ hiếm nằm ngay trong tên gọi cơ mà”.

     Quặng đất hiếm.

    Quặng đất hiếm.

    Nhưng thực tế, mọi chuyện không phải vậy.

    Đất hiếm, ví dụ như hai nguyên tố neodymi và xeri đều không hề hiếm như tên gọi của chúng và ngược lại, những nguyên tố ấy khá dễ tìm. Neodymi không hề hiếm hơn đồng hay kẽm và chúng được phân bố nhều nơi trong vỏ Trái Đất. Mặc dù đúng là Trung Quốc nắm giữ 90% thị phần neodymi, nhưng chỉ 30% lượng đất hiếm này được tập trung tại đây.

    Trước đây, việc Trung Quốc nắm giữ thị phần lớn trong sản xuất đất hiếm đã làm nhiều người, trong đó có các nhà kinh tế học lo ngại. Bởi lẽ đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo đồ điện tử: từ nam châm trong chiếc tai nghe, tới những turbine cối xay gió, thiết bị lọc dầu.

    Với vị thế độc quyền, năm 2010, Trung Quốc đã khôn ngoan lợi dụng điều đó để tăng giá đất hiếm, đồng thời cấm xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản, sau một vài xung đột biên giới. Thời điểm ấy, giá đất hiếm đột nhiên tăng vọt.

     Mỏ đất hiếm Bayan Obo tại Trung Quốc.

    Mỏ đất hiếm Bayan Obo tại Trung Quốc.

    Thế độc quyền của Trung Quốc nằm phần nhiều tại những luật lệ quản lý lỏng lẻo ở đất nước tỷ dân này. Ví dụ, để tạo ra được loại đất hiếm xeri, quặng phải trải qua quá trình xử lý cực kì độc hại và ảnh hưởng tới môi trường.

    Cụ thể hơn, quặng phải qua xử lý với acid nitric và acid sulfuric đậm đặc, tất cả phải được xử lý với một quy mô công nghiệp lớn và với một quy mô lớn như thế, lượng chất thải thải ra ngoài môi trường là cực kì nhiều. Việc Trung Quốc nắm giữ thị phần đất hiếm nằm nhiều ở lý do đất nước này sẵn sàng chịu đựng những vấn nạn môi trường đó để có được thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp độc hại này, thứ mà nhiều nước khác e ngại.

    Giá nhân công rẻ, việc xả thải ảnh hưởng nặng nề tới môi trường không bị kiểm soát chặt chẽ, đó cũng là những lý do góp phần vào sự thịnh vượng của ngành công nghiệp đât hiếm tại Trung Quốc,

     Chất thải từ việc chế biến đất hiếm chính là thứ làm nhiều nước e ngại ngành công nghiệp đất hiếm.

    Chất thải từ việc chế biến đất hiếm chính là thứ làm nhiều nước e ngại ngành công nghiệp đất hiếm.

    Nhưng những lo ngại về thế độc quyền ấy chỉ là nhất thời. Ngay sau khi Trung Quốc giảm thiểu xuất khẩu mặt hàng này và đẩy cao giá thành, nhiều nước khác đã bắt tay vào việc tự sản xuất đất hiếm và giảm thiểu việc sử dụng đất hiếm trong sản xuất. Cụ thể, mỏ đất hiếm tại California, Mỹ và nhà máy tinh chế đất hiếm của Úc tại Malaysia đã giảm con số nắm giữ thị trường của Trung Quốc xuống còn 70%, theo thông số thống kê năm 2014.

     Mỏ đất hiếm tại California.

    Mỏ đất hiếm tại California.

    Một số công ty như Molycorp, việc sản xuất nam châm giờ đây chỉ sử dụng một nửa số dysprosi so với trước đây. Như giám đốc sản xuất của Molycorp, ông Chen Kerong so sánh điều này bằng một ví dụ thú vị: “Người dân Tứ Xuyên nghĩ rằng thức ăn của họ mà thiếu đi món tiêu cay Tứ Xuyên thì họ sẽ chết, nhưng thực ra đâu có vậy. Cũng như dysprosi vậy, nam châm cần nó nhưng không có thì cũng chẳng sao”.

    Hay mới đây, công ty Honda đã cho trình làng sản phẩm động cơ không sử dụng đất hiếm từ Trung Quốc.

    Ngành công nghiệp khai thác dầu cũng có những khẳng định riêng của mình về việc không phụ thuộc vào đất hiếm. Tỉ lệ sử dụng chất lantha trong công thức tinh chế dầu mỏ đã giảm từ 5% xuống chỉ còn 1,5%.

    Và như thế, giá đất hiếm tụt cực mạnh chỉ sau 2 năm, đồ thị dưới đây chỉ cho ta thấy rõ điều đó.

     Giá thành đất hiếm tăng đột ngột vào 2010, rồi lại giảm nhanh chóng trong 2 năm tiếp theo.

    Giá thành đất hiếm tăng đột ngột vào 2010, rồi lại giảm nhanh chóng trong 2 năm tiếp theo.

    Ngoài ra, trước thế nắm giữ thị phần của Trung Quốc và ngăn chặn sự việc năm 2010 xảy ra lần nữa, thêm nhiều biện pháp khác đang được tiến hành.

    Kazakhstan, đất nước sản xuất uranium hàng đầu thế giới đã có những bước đầu tham gia vào ngành công nghiệp đất hiếm này, bởi lẽ đất hiếm thường được tìm thấy tại cái mỏ uranium tại đất nước này. Năm 2012, công ty hạt nhân nhà nước Kazatomprom đã nhận một khoản đầu tư lớn từ tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản, nhằm xây dựng một nhà máy khai thác đất hiếm, dự kiến sản lượng sẽ là 1.500 tấn oxide đất hiếm sẽ được sản xuất một năm.

    Tái chế đất hiếm cũng là một giải pháp đang được xem xét, việc nghiên cứu với quy mô lớn được tổ chức tại nhiều nước và khu vực như Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đang tìm một loại kim loại mới thay thế đất hiếm nhưng việc nghiên cứu đó vẫn là một chặng đường dài.

    Vị thế đầu ngành trong sản xuất đất hiếm của Trung Quốc đi kèm với một cái giá đắt: môi trường Trung Quốc đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Nắm trong tay sản lượng đất hiếm lớn nhưng ngành công nghiệp sản xuất đồ điện tử cũng đang tìm kiếm những giải pháp thay thế mới. Trữ lượng đất hiếm lớn tại Trung Quốc vẫn sẽ được bán ra, điều đó vẫn đúng, nhưng liệu cái giá đắt phải trả vì môi trường bị hủy hoại nặng nề có xứng đáng và vị thế độc quyền của Trung Quốc còn vững chãi?

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày