Trung Quốc tung ra "con quái vật công nghệ" chưa từng có: Mạo hiểm tiến sâu vào lĩnh vực mà cả thế giới không còn ai dám bước vào!
Công nghệ khắp mọi nơi
- Người Mỹ mới làm quen với livestream, Trung Quốc đã ‘bá chủ thiên hạ’: Gần 500.000 người trải nghiệm, mua 500 tỷ USD hàng hóa/năm, đến trường đại học cũng dạy làm streamer
- Trung Quốc chạy thử nghiệm thành công con tàu bước ra từ "thế giới lộn ngược"
- Trung Quốc ưu tiên 3 công nghệ chiến lược trong cuộc cạnh tranh cường quốc
- Một thiết bị công nghệ của Trung Quốc đang 'càn quét' mọi đối thủ từ Âu đến Mỹ, tới người Việt cũng thích sắm sửa 1 chiếc cho ngôi nhà của mình
- Tại sao Trung Quốc xây khách sạn 15 tầng chỉ mất không đến 150 giờ, với đúng 200 công nhân?
Sâu bên dưới mặt đất ở một góc xa xôi phía bắc Trung Quốc, một con quái vật cơ khí đang hiện diện. Hai chiếc đĩa lớn được trang bị hàng tá răng kim loại bắt đầu quay trên một bức tường rắn chắc, bụi và những khối than đen bóng tung ra.
Kỹ sư Zhang Luoxun quan sát tất cả từ một văn phòng thoáng đãng ở độ cao khoảng 300m. Máy ảnh và cảm biến được kết nối với mạng 5G dưới lòng đất cung cấp hình ảnh trực tiếp và thông tin về mọi thứ, từ độ ổn định của trục mỏ đến chất lượng không khí cho Zhang và các đồng nghiệp của anh trên mặt đất.
Công nghệ này đã giúp các chủ mỏ Xiaobaodang giảm số lượng công nhân dưới lòng đất và thuyết phục các nhà quản lý cho phép họ khai thác bề mặt than tới độ dài kỷ lục 450 mét.
Mỗi ngày, các đĩa quay này khai thác khoảng 35.000 tấn than, gần đủ để cung cấp năng lượng cho Ireland về mặt lý thuyết.
"Đây là mỏ khai thác than tiên tiến nhất ở Trung Quốc", Zhang nói.
Xiaobaodang là ví dụ tiêu biểu cho sự nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm đầu tư nhiều hơn vào ngành than đá tại thời điểm nhiều quốc gia và tổ chức tài chính đang quay lưng lại với nhiên liệu hóa thạch vốn bị coi là gây ô nhiễm.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế , Trung Quốc đã đầu tư 79 tỷ USD vào sản xuất than vào năm ngoái, trong khi phần còn lại của thế giới cộng lại chỉ là 37 tỷ USD.
Các quan chức Trung Quốc kỳ vọng than sẽ dần dần chuyển từ nguồn năng lượng chính của đất nước thành nhiên liệu dự phòng khi năng lượng gió và mặt trời chiếm thị phần lớn hơn.
Nhưng cho đến lúc đó, nhu cầu than vẫn còn tăng mạnh trong nhiều năm và có thể là nhiều thập kỷ.
Gần 200 tỷ nhân dân tệ (29 tỷ USD) đã được đầu tư vào xây dựng mỏ thông minh ở Trung Quốc, Ren Lixin, phó tổng giám đốc bộ phận than của NEA, cho biết.
"Các mỏ than thông minh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng than và đảm bảo nguồn cung trong hai năm qua", ông nói.
Xiaobaodang thuộc sở hữu của một trong những công ty khai thác thuộc sở hữu nhà nước, Shaanxi Coal & Chemical Industry Group Co. Nhà sản xuất than số 5 của Trung Quốc có sản lượng 230 triệu tấn vào năm ngoái và đạt mức lợi nhuận kỷ lục 60 tỷ nhân dân tệ (8,7 tỷ USD).
Công ty đang đầu tư lại vào việc nâng cấp tại các mỏ như Xiaobaodang và Hongliulin, nằm ở rìa sa mạc Ordos.
Dấn thân vào ngành cả thế giới rời bỏ
Bên dưới mặt đất là một mê cung các đường hầm nơi các công nhân đi vào bằng xe van và xe tải, di chuyển hàng km trên đường dốc thoai thoải.
Khoảng hai đến ba mét dọc theo mặt than là các camera mạch kín được kết nối với các trạm cơ sở 5G do Huawei cung cấp, công ty hợp tác với các mỏ để tự động hóa hệ thống.
Chỉ riêng tại Hongliulin, hơn 2.700 thiết bị khai thác dưới lòng đất được kết nối với mạng để truyền ảnh, video và dữ liệu vận hành lên mặt đất. Thợ mỏ thực hiện các cuộc gọi video với người quản lý, thậm chí có thể lướt mạng xã hội trong thời gian nghỉ ngơi.
Dấu vết của tự động hóa ở khắp mọi nơi. Con người không cần phải giám sát các trạm biến áp điện hay máy bơm nước khổng lồ, nhường công việc đó cho các cảm biến và robot tuần tra. Xiaobaodang thậm chí còn đang thử nghiệm các xe tải tự động đưa công nhân ra vào mỏ.
Từ một chương trình thí điểm với 71 mỏ vào năm 2020, Trung Quốc hiện có khoảng 570 "mỏ thông minh" sử dụng công nghệ để tối ưu hóa sản lượng khoảng 1,9 tỷ tấn hàng năm, chiếm khoảng 42% tổng sản lượng của quốc gia, theo China Coal News.
Xu Jun, giám đốc công nghệ bộ phận khai thác của Huawei, cho biết các nhà khai thác mỏ đang tìm cách cải thiện hiệu quả và các cơ quan quản lý cũng đang thúc đẩy tăng cường an toàn và số hóa.
"Tự động hóa có thể tiết kiệm chi phí lao động — đặc biệt quan trọng với lực lượng lao động già đi của ngành khai thác — và ít tai nạn hơn sẽ giảm thời gian ngừng hoạt động, nâng cao sản lượng", Xu cho biết.
"Chúng tôi coi ngành khai thác mỏ là một loại trái cây dễ hái. Đó là một ngành đã bị công nghệ phớt lờ quá lâu".
Trong khi an toàn hầm mỏ đã được cải thiện ở Trung Quốc trong thập kỷ qua khi các quy định an toàn nghiêm ngặt được thực thi, quốc gia này vẫn ghi nhận hơn 600 ca tử vong trong hầm mỏ vào năm ngoái.
Theo Shi Chao, giám đốc trung tâm quản lý thông minh của mỏ, Hongliulin đã đầu tư hàng trăm triệu nhân dân tệ vào các hệ thống giúp giảm số lượng người tại công trường. Giờ đây, họ có thể vận hành các nhóm chỉ với sáu thợ mỏ, so với một số mỏ truyền thống yêu cầu 20 người.
Shi nói: "Sau cùng, chúng tôi sẽ đưa tất cả mọi người lên mặt đất".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng