Trung Quốc và những tấm pin 'lênh đênh' ngoài khơi: Đủ để cung cấp điện cho cả New Zealand, trở thành niềm hy vọng cho nhiều người
Sở hữu trang trại pin năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới, Trung Quốc "nuôi" kế hoạch sản xuất lượng điện đủ để cung cấp cho quốc gia châu Úc.
- Bị nghi ngờ vì phủ bóng quá lớn trên thị trường pin xe điện - đối tác VinFast ngầm khẳng định: "Nếu không phải chúng tôi, pin xe điện vẫn do người Trung Quốc thống trị"
- Từng tăng nóng tương tự lithium, loại nguyên liệu pin xe điện quan trọng này đang lao dốc không phanh, Trung Quốc chuẩn bị ra tay giải cứu
- Trung Quốc tiến nhanh trên hành trình kiểm soát “trái tim” của ngành xe điện: Nắm giữ 1/3 lượng lithium toàn cầu vào năm 2025
- Dự thảo luật mới của Mỹ có khả năng chấm dứt chuỗi thành công của loạt công ty Trung Quốc như Shein và Temu, nguyên nhân đều là là do TikTok?
Khi Sang Dajie có con trai, anh biết rằng mình sẽ phải thay đổi mọi thứ. Việc làm công nhân khai thác than ở miền đông Trung Quốc quá nguy hiểm, anh chia sẻ rằng số vụ tai nạn ở các mỏ xảy ra rất nhiều và là điều anh không thể kiểm soát.
Bởi vậy, Sang đã quyết định làm một công việc khác. Là một thợ điện cho nhà máy điện Sungrow Power Supply Company, người đàn ông 31 tuổi này hiện đang đảm nhận việc hỗ trợ vận hành trang trại năng lượng mặt trời nổi trên một hồ nước ở phía tây bắc thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy. Mỗi "lô" bao gồm 166.000 tấm pin năng lượng mặt trời, sản xuất gần như đủ năng lượng sạch để cung cấp cho cả một thị trấn lớn.
Sang chia sẻ: "Mỏ than là nơi rất nóng và chất lượng không khí cực kỳ tệ. Nhưng tôi cảm thấy an toàn khi ở đây, với nguồn năng lượng mới."
Không chỉ là ở mỏ than, Trung Quốc cũng có một số địa phương là nơi ô nhiễm nhất thế giới. Việc đốt than để sản xuất điện và luyện thép là nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí xuống cấp, nhiều trẻ em phải ở trong nhà nhiều ngày và rất nhiều ca tử vong. Song, Trung Quốc đang thay đổi chiến lược và hướng tới sự bền vững.
Trung Quốc là nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới. Dự án ở Hoài Nam là minh chứng cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bứt phá trong lĩnh vực công nghệ xanh, dù là năng lượng gió, mặt trời hay thuỷ điện. Các tấm pin năng lượng mặt trời mới được phát triển để phù hợp với các khu vực như sa mạc khô cằn hay có một số loại được sử dụng ở các khu rừng nhiệt đới oi bức.
Hiện tại, khu vực vận hành trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới nằm ở tỉnh Sơn Đông. Năm ngoái, địa phương này đã cung cấp gói thầu xây dựng 10 nhà máy năng lượng ngoài khơi tại các vùng biển xung quanh bán đảo lớn nhất Trung Quốc vào năm 2025. Công suất dự kiến là 11,25 gigawatt, còn nhiều hơn cả mức tiêu thụ điện cao nhất tại New Zealand.
Giống các trang trại năng lượng mặt trời thông thường, công nghệ vận hành các tấm pin nổi này không phải là điều gì mới và từng được sử dụng ở Nhật Bản, Israel và Anh. Tuy nhiên, không quốc gia nào có thể vượt qua Trung Quốc khi nói về quy mô. Việc triển khai các tấm pin năng lượng mặt trời nổi mang lại nhiều lợi ích: Nhiệt độ thấp hơn khi vận hành trên mặt nước giúp tăng hiệu suất tới 10%, bụi bẩn xung quanh không có giúp các tấm pin sạch sẽ hơn, ở dưới nước cũng giúp việc vệ sinh dễ dàng, giảm tình trạng bay hơi và có chi phí rẻ.
Dự án phát triển trang trại trên biển chỉ là một ví dụ khác về việc Trung Quốc tối đa hoá các nguồn tài nguyên địa lý của mình, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và cung cấp năng lượng cho các khu dân cư. Quốc gia này cũng lên kế hoạch sản xuất 455 gigawatt năng lượng gió và mặt trời trong một loạt dự án lớn trên các vùng đất cằn cỗi và sa mạc.
Các tấm pin năng lượng mặt trời trước đây cũng là điều khiến các nhà sản xuất Mỹ "đau đầu". Các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cung cấp ít nhất khoản vay lãi suất thấp trị giá 18 tỷ USD cho các nhà sản xuất tấm pin mặt trời cùng nhiều ưu đãi khác. Điều này khiến chính quyền Tổng thống Obama khi đó và EU buộc tội Trung Quốc bán phá giá, đưa ra thị trường những sản phẩm giá rẻ.
Còn đối với Sang, chỉ nghĩ đến việc quay trở lại hầm mỏ cũng khiến anh sợ hãi. Giờ đây, anh vẫn đội một chiếc mũ cứng nhưng để tránh nắng, chứ không phải vì sợ đá rơi vào đầu. Anh nói: "Tôi không nhớ cuộc sống cũ của mình. Tôi rất vui vì chúng tôi đang làm những việc giúp tương lai tốt đẹp hơn."
Tham khảo Bloomberg; Time
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng