Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter
Đến nay, thế giới vẫn chưa có đường sắt cao tốc xuyên biển nào như Trung Quốc.
- Lần đầu đi tàu hỏa, Từ Hi Thái hậu ra 3 quy định oái oăm khiến ai cũng "khóc không ra nước mắt"
- Xây tuyến đường sắt cao tốc xuyên núi, vượt đèo: Tàu hỏa của Trung Quốc chạy 'như bay' với 350 km/h, tổng cộng 62 đường hầm và 86 cây cầu nhưng chỉ mất 6 năm để hoàn thiện
- Những bức ảnh hiếm hoi về tàu hỏa hạng sang những năm 1900 - 1940
- Mỹ: Nắng nóng kỷ lục làm trật cả đường ray tàu hỏa
- Bạn quên ví trên xe bus? Thế bạn đã quên công thức tối mật làm bom Hydro trên tàu hỏa bao giờ chưa?
Ngày 26/12 vừa qua, đường sắt cao tốc 350km/h nối hai thành phố Sán Đầu – Sán Vĩ (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã chính thức đi vào vận hành. 20km còn lại của toàn bộ tuyến đường và đường hầm xuyên biển đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.
Tổng chiều dài của tuyến này là 163km, trong đó, đường hầm xuyên biển ở vịnh Sán Đầu có chiều dài gần 10km. Đáng chú ý, đây là tuyến đường sắt cao tốc chạy xuyên biển đầu tiên và duy nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Tuyến đường sắt cao tốc sẽ giúp kết nối nhanh hơn các thành phố lớn ở Quảng Đông như Quảng Châu, Huệ Châu, Sán Đầu, Sán Vĩ… Ví dụ, thời gian di chuyển giữa Quảng Châu và Sán Đầu sẽ giảm từ 140 phút hiện tại xuống còn khoảng 70 phút. Đồng thời, tuyến được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hình thành vành đai kinh tế đường sắt cao tốc mới cũng như thúc đẩy sự phát triển của miền đông Quảng Đông.
Theo China Daily, đường hầm xuyên biển tại vịnh Sán Đầu đi qua hàng chục đứt gãy địa chất trong khu vực có cường độ động đất lên tới 8 độ richter. Vì đường hầm sẽ tiếp xúc với nước biển áp suất cao trong thời gian dài, kết cấu của nó được thiết kế để thích nghi với môi trường ăn mòn mạnh và có khả năng chịu được áp lực nước xâm nhập cao.
Đội ngũ xây dựng đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn cho cấu trúc của đường hầm đồng thời giữ chi phí vận hành ở mức có thể kiểm soát được. Do địa hình xung quanh phức tạp, quá trình thi công công trình đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, các kỹ sư đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết thách thức, trong đó gồm việc sử dụng công nghệ thông minh.
Công trình đường hầm đường sắt xuyên biển tại vịnh Sán Đầu sử dụng công nghệ xây dựng tự động, dùng nền tảng quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp, vận chuyển và xây dựng. Theo đó, các cảm biến tự động sẽ làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu thời gian thực từ công trường, sau đó gửi đến nhà kho thông minh.
Đây là nơi hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động định vị và gửi vật liệu cần thiết đến nhà máy thông minh để lắp ráp các bộ phận. Những thành phần đã hoàn thành được vận chuyển bằng xe không người lái đến công trường. Trong khi đó, cánh tay robot được trang bị cảm biến và camera sẽ phát hiện và điều chỉnh rồi nâng và đặt các bộ phận vào đúng vị trí.
Với sự phát triển của công nghệ, ngoài lắp đặt đường ray, các thiết bị tự động giờ đây còn có thể đảm nhiệm công việc hơn, gồm đào hầm, đổ bê tông, sơn và kiểm tra…
Theo các chuyên gia, việc triển khai quy mô lớn các robot xây dựng là một cột mốc quan trọng trong ngành, cho thấy máy móc giờ đây có thể đảm nhiệm hầu hết những công việc sử dụng nhiều lao động liên quan đến xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Năm 2018, Trung Quốc đã giới thiệu một cỗ máy tự động có thể lắp đặt đường ray tốc độ cao với tốc độ 1,5km mỗi ngày. Đến năm 2021, độ chính xác của cỗ máy đã được cải thiện và khả năng làm việc 24/7 của nó cho phép xây dựng tới 2km đường ray mỗi ngày.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng