Trường học do Elon Musk sáng lập cho học sinh "vọc" súng phun lửa, bỏ ngoại ngữ, tập trung học code
Elon Musk sáng lập ra một trường học mang tên Ad Astra ngay trong trụ sở SpaceX từ năm 2014, và mới đây thời khóa biểu "điên rồ" của trường học "điên rồ" nãy đã được tiết lộ.
- Tại Uruguay, một trường đại học cho toàn bộ sinh viên nghỉ học để xem World Cup
- Bill Gates: Nếu không có những kiến thức được học ở trường, sẽ không có Microsoft như ngày hôm nay
- Bảng xếp hạng top 100 trường đại học danh tiếng nhất thế giới, Harvard giữ vững vị trí số 1, Đông Nam Á chỉ có Singapore lọt top
Elon Musk sáng lập ra một trường học mang tên Ad Astra ngay trong trụ sở SpaceX từ năm 2014, và mới đây thời khóa biểu "điên rồ" của trường học "điên rồ" nãy đã được tiết lộ.
Theo một tài liệu mới được vén màn gần đây, tỷ phú gốc Nam Phi đã đầu tư gần nửa triệu USD vào ngôi trường này.
Ad Astra - có nghĩa là "vươn đến những ngôi sao" trong tiếng Latin - thực ra không có gì bí mật kể từ khi được thành lập vào năm 2014, nhưng những thông tin chi tiết về những gì diễn ra trong ngôi trường đặc biệt này lại vô cùng ít ỏi. Website của trường trông vô cùng bí ẩn, với chỉ một logo, một địa chỉ email liên lạc, và một cổng thông tin dành cho các bậc phụ huynh.
Elon Musk - vốn có 5 cậu con trai - đã đồng sáng lập nên Ad Astra ở Hawthorne, California cùng thầy giáo Joshua Dahn. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, Dahn cho biết Ad Astra khởi đầu với chỉ 8 học sinh học trong một phòng hội thảo tại SpaceX, với các bức tường làm từ kính.
Đến nay, trường đã có khoảng 40 học sinh, nửa trong số đó là con em của các nhân viên SpaceX. Tài liệu mới công bố cho biết Ad Astra sẽ không bao giờ thu nhận quá 50 học sinh "vì nó vượt quá tỉ lệ giáo viên - học sinh tối ưu".
Musk từng nói về Ad Astra hồi năm 2015 rằng: "Trường không chia thành các cấp học, mọi đứa trẻ học cùng một cấp vào cùng một thời điểm như một dây chuyền lắp ráp". Các học sinh tuổi từ 7 đến 14 được chia thành các nhóm, và dù chúng nhận được điểm số theo từng bài tập được giao, trường của Elon Musk lại không hề xếp loại học tập theo thang ABCD vào cuối mỗi kỳ học.
Thời khóa biểu kỳ lạ của Ad Astra
Thời khóa biểu tại Ad Astra có thể diễn tả bằng một từ: Phi truyền thống. Học sinh học về trí tuệ nhân tạo và cách để nói một bài "TED Talk" căn bản. Các bài học đạo đức thì được giảng giải thông qua các tình huống giả định: ví dụ, quyết định xem ai là người có lỗi trong một nhà máy khi họ làm ô nhiễm một cái hồ gần đó.
Thể thao và âm nhạc không nằm trong thời khóa biểu, dù học sinh thường chơi môn bóng né vào giờ ăn trưa, và Dahn cho biết một trong những học sinh của mình "có lẽ là nghệ sỹ violin dưới 12 tuổi giỏi nhất thế giới".
Các môn ngoại ngữ cũng bị bỏ qua tại Ad Astra, bởi theo triết lý cá nhân của Elon Musk thì các phần mềm phiên dịch thời gian thực sẽ sớm biến chúng trở nên thừa thãi.
Thay vào đó, học sinh được học nhiều ngôn ngữ lập trình (Scheme, Swift và Scratch) và được thử nghiệm với khoa học ứng dụng nhiều hơn hẳn so với trong các phòng thí nghiệm của các trường học thông thường.
"Chúng tôi cho nổ tung mọi thứ" - Dahn nói về bộ môn Hóa học như vậy. Học sinh còn được chế tạo nhiều thứ trong một module gọi là "A-Frame", từ bong bóng thời tiết cho đến các robot chiến đấu.
"Vọc" súng phun lửa trong khuôn viên Ad Astra
Những học sinh tại trường của Elon Musk từng hỏi thầy của mình rằng liệu chúng có được tích hợp súng phun lửa và xung điện từ vào robot của mình không. "Câu trả lời luôn là có" - Dahn vừa cười vừa nói - "cho đến khi các em phá nát cái trường này ra".
Để khuyến khích tinh thần kinh doanh, Ad Astra còn đưa ra một loại tiền tệ của riêng mình là "Astra", và lũ trẻ có thể dùng nó để giao dịch với bạn bè chúng.
"Một trong những thứ chúng tôi tổ chức 3 lần một năm là một khu chợ tên là Bazaar, và tại đó, lũ trẻ được lập nên những công ty của riêng mình" - Dahn nói tiếp. Ông đưa ra một ví dụ về một cậu học sinh lập nên các website cho bạn cùng lớp, bao gồm một cậu nhóc làm ra các loại bánh cookies thượng hạng.
Musk tự mình bỏ tiền chi trả mọi thứ trong Ad Astra, và theo tài liệu nêu trên thì Musk đã tặng cho trường này 475.000 USD trong năm 2014 và 2015. Dahn nói: "Quả là cực kỳ hào phóng, và điều đó cho phép chúng tôi tạo mọi điều kiện cho lũ trẻ".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng