Thông tư mới về quy định quản lý website thương mại điện tử đã chính thức được Bộ Công Thương ban hành.
Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT Quy định về quản lý website thương mại điện tử (TMĐT) vào ngày 5/12/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/1/2015.
Mục đích của Thông tư mưới là đáp ứng nhu cầu quản lý trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam xuất hiện thêm rất nhiều hình thức bán hàng qua mạng khác nhau, cần theiets phải có sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
(ảnh: internet)
Thông tư 47/2014/TT-BCT ban hành nhằm bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 12/2013/TT-BCT và hướng dẫn Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT được Chính phủ ban hành ngày 16/5/2013. Nhìn chung, Thông tư mới chi tiết hơn Nghị định 52 trước đó.
Ngoài những nội dung cụ thể về đăng ký, xử phạt, trách nhiệm của các bên, Thông tư 47 liệt kê chi tiết hơn các mặt hàng hạn chế và cấm bán trên mạng internet. Điểm đáng chú ý nhất của Thông tư 47 là quản lý hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội.
Theo đó, Thông tư 47 quy định:
- Mạng xã hội có một trong những hình thức hoạt động như cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; cho phép người tham gia lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc website có chuyên mục mua bán cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa, dịch vụ phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT.
- Thương nhân, tổ chức thiết lập mạng xã hội thực hiện các trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT theo quy định của pháp luật.
- Người bán trên các mạng xã hội phải tuân thủ những quy định tại Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
Quy định yêu cầu các mạng xã hội cho phép người tham gia mở gian hàng trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ,... phải đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT đã gây tranh cãi trong cộng đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng với một số mạng xã hội trong nước, có thể áp dụng quy định này và dễ dàng quản lý. Tuy nhiên đối với mạng xã hội quốc tế, có thị phần lớn tại Việt Nam như Facebook, Instagram hay mới nổi ở nước ta là Pinterest, liệu chúng ta có thể yêu cầu họ đăng ký với Bộ Công Thương Việt Nam hay không?
Hiện tại trên Facebook hay Instagram, có rất nhiều cá nhân tạo lập tài khoản và đăng tải hình ảnh sản phẩm, giá bán cũng như các dịch vụ. Đây được coi là mảnh đất màu mỡ và là nơi tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất trong thời đại kỹ thuật số. Thế nhưng trên thực tế, các mạng xã hội này chưa đặt văn phòng chính thức tại Việt Nam nên các thủ tục pháp lý trong khi hoạt động rất khó kiểm soát.
Bạn đọc có thể tải về toàn bộ Thông tư 47/2014/TT-BCT tại đây.
Tham khảo Vecita
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng