Từ câu chuyện selfie tới cây gậy "tự sướng" đang gây sốt
Vào tháng 11 vừa qua, gậy tự sướng đã lọt vào top 25 phát minh tốt nhất của năm 2014 theo danh sách bình chọn của tạp chí Time.
Vào thời điểm cuối năm, đặc biệt là các dịp lễ tết tại Châu Á, người dùng thường có xu hướng lưu giữ lại các khoảnh khắc bên gia đình cũng như bạn bè. Đó có thể là những buổi gặp mặt ấm cúng nhưng cũng có thể là các chuyến đi chơi xa với nhiều trải nghiệm kì thú.
Tuy nhiên, thay vì những "shot hình" truyền thống từ camera sau của smartphone hoặc các máy ảnh DSLR chuyên nghiệp, giới trẻ và thậm chí là cả người già cũng bắt đầu hội nhập xu hướng "selfie" - chụp hình từ camera trước.
Lợi thế của những kiểu ảnh "tự sướng" là họ có thể tự căn chỉnh cũng như nhìn thấy hình ảnh của mình từ màn hình smartphone, tablet. Từ đó, người dùng có thể thoải mái lựa chọn góc chụp, tư thế và thậm chí là cả những hiệu ứng "nhắng nhít" trong bức ảnh yêu thích.
Thế nhưng, điểm yếu của những bức ảnh selfie chính là khoảng cách chụp quá gần, thường chỉ cho phép số lượng ít người xuất hiện trong bức ảnh. Để giải quyết triệt để vấn đề này, gậy "tự sướng" đã ra đời nhằm giúp người dùng có thêm nhiều trải nghiệm với việc pose ảnh từ camera trước.
Dù xu thế Selfie Stick (gậy tự sướng) đã nổi lên từ đầu năm nay, nhưng phải mãi cho đến thời điểm giữa năm, những chiếc gậy độc đáo này mới chính thức được du nhập vào Việt Nam. Giá thành phải chăng, gọn nhẹ, tiện dụng, gậy tự sướng được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt hơn cả.
Không chỉ dừng lại ở mục đích lưu giữ hình ảnh, nó còn trở thành trào lưu mà bất kể người dùng nào cũng mong muốn trải nghiệm. Từ những người vị thành niên cho tới trẻ nhỏ, từ người nổi tiếng cho tới các sinh viên, tất cả đã hòa mình vào chung xu thế của thời đại.
Thậm chí, tại Châu Âu hay cụ thể là Anh Quốc, gậy tự sướng trở thành một trong những thiết bị được bán chạy nhất của năm. Tại đất nước với biểu tượng đồng hồ Big Bang, chiếc gậy thần kì mang thương hiệu Selfie Pod đang trở thành một phụ kiện gây sốt với doanh số là trên 6000 sản phẩm đã bán ra.
Điều đáng nói là thay vì có mức giá khá mềm như ở nhiều nơi, giá của mỗi chiếc Selfie Pod lên tới 12,56 USD (tương đương gần 300 ngàn đồng), còn phiên bản có nút bấm Bluetooth sẽ có giá là 23,56 USD (tương đương khoảng 500 ngàn đồng).
Điều này cho thấy, người dùng đã ngày càng quan tâm nhiều hơn tới công nghệ và cả những phụ kiện đi kèm. Suy rộng ra có thể dễ dàng nhận thấy, thay vì bộn bề lo toan cho cái ăn, cái mặc, con người đã có xu hướng tìm kiếm thêm những trải nghiệm trong cuộc sống. Đó có thể là niềm vui, sự phấn khích, tự do thể hiện bản thân và tựu chung lại là hạnh phúc.
Ngay ở tại Việt Nam, gậy tự sướng không chỉ trở thành trào lưu mà nó còn nhanh chân len lỏi vào khắp các cửa hàng, tạp hóa trở thành một mặt hàng phổ biến. Với khoảng 100-200 ngàn đồng, người dùng có thể tự tìm cho mình những chiếc gậy yêu thích với đủ các màu sắc và chức năng.
Từ một phụ kiện "có càng tốt", những chiếc gậy giúp chụp hình selfie trở thành một thiết bị không-thể-thiếu với người dùng smartphone tại nước ta. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chất lượng của những chiếc gậy này tới đâu, liệu có gì độc hại ẩn chứa bên trong các thiết bị này không?
Xin thưa, các cụ ta có câu "tiền nào thì của nấy", với giá thành khá mềm, chúng ta không thể đòi hỏi gì hơn cả các thiết bị như vậy. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa cứ rẻ là "đểu". Bởi nếu coi gậy tự sướng là 1 trào lưu thì tất nhiên, tuổi thọ của nó cũng chỉ như các mà chúng ta đi làm thời vụ.
Phần lớn người dùng đều chia sẻ đó là sau một thời gian sử dụng, nếu gậy tự sướng gặp vấn đề thì hầu hết sẽ bỏ đi chứ cũng không mua lại. Bởi tất cả các sản phẩm cũng đều có thời của riêng nó. Vấn đề là chúng ta sử dụng làm sao cho đúng cách mà không ảnh hưởng cũng như gây khó chịu cho người xung quanh.
Trước đó, AFF Cup 2014 diễn ra từ ngày 22/11 đến 20/12 tại Singapore và Việt Nam, đã cấm người dùng mang theo gậy tự sướng ngoài những quy định thông thường. Thậm chí, chính phủ Hàn Quốc còn ra thông báo cấm bán phụ kiện này và ra mức phạt lên đến 30 triệu won (hơn 576 triệu đồng) và 3 năm tù giam cho hành vi buôn bán trái phép.
Nhằm giải thích cho những điều lạ thường kể trên, các nhà chức trách cho rằng, việc mỗi người luôn có sẵn một chiếc gậy trong tay luôn tiềm tàng những nguy cơ khó lường, thêm vào đó, tính năng chụp hình qua nút bấm Bluetooth có thể bị lợi dụng để truyền, phát những thông tin gây hại.
Hoặc chẳng nói đi đâu xa, việc luôn dùng một cây gậy chụp hình có thể khiến những người xung quanh bị khỏ chịu bởi diện tích mà người dùng chiếm dụng là không hề nhỏ.
Nhìn chung, lợi ích cũng như sự tiện dụng mà những chiếc Selfie Stick mang tới cho người dùng yêu công nghệ là không hề nhỏ. Minh chứng là vào tháng 11 vừa qua, gậy tự sướng đã lọt vào top 25 phát minh tốt nhất của năm 2014 theo danh sách bình chọn của tạp chí Time.
Tuy nhiên, dùng và sử dụng thế nào cho đúng cách cũng như không để ảnh hưởng tới người xung quanh lại là một câu chuyện to tát và cần tới sự chung tay của cả một cộng động. Vậy theo bạn, "tự sướng" với cây gậy selfie thế nào là đúng cách?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng