Tự chế "máy chiếu phim 3D" trong không khí, phim viễn tưởng đã thành hiện thực

    PAV,  

    Một món đồ chơi giúp bạn tạo ra những hình ảnh nổi 3D trong không khí như những bộ phim viễn tưởng vậy.

    Không cần phải giới thiệu quá nhiều mời các bạn xem video bên dưới để biết thứ mà chúng tôi sắp hướng dẫn làm.

     

    Đây là một thiết bị đơn giản có tác dụng đánh lừa thị giác con người tạo cho chúng ta cảm giác hình ảnh 3D được dựng lên giữa không trung. Điều đáng nói là dụng cụ các bạn cần để tạo ra món đồ chơi này lại vô cùng dễ kiếm và dễ làm.

    Để làm được món đồ chơi này, các bạn cần chuẩn bị:

    - Một tấm phim mỏng (thường được dùng để đóng bìa các loại sách vở, tài liệu).
    - Một cuộn băng dính (băng dính trong là tốt nhất).
    - Một con dao rọc giấy.
    - Bút và thước kẻ.

    Cách làm rất đơn giản, các bạn cần vẽ ra 4 hình thang cân với đáy nhỏ rộng 1cm, đáy lớn rộng 6 cm và cao 3,5 cm.

    Đầu tiên dùng bút vẽ ra 4 hình thang cân theo đúng kích thước.

    Đầu tiên dùng bút vẽ ra 4 hình thang cân theo đúng kích thước.

    Sau đó dùng dao rọc giấy cắt rời 4 hình thang cân này ra.

    Chúng ta có 4 mảnh phim nhựa trong suốt hình thang cân.

    Chúng ta có 4 mảnh phim nhựa trong suốt hình thang cân.

    Sau đó dùng băng dính dán từng cạnh bên của 4 hình thang cân vừa cắt vào với nhau. Ở đây chúng tôi dùng băng dính đục nên cần cắt nhỏ băng dính để nó không che mất hình ảnh.

    Dùng băng dính dán từng cạnh hình thang lại với nhau.

    Dùng băng dính dán từng cạnh hình thang lại với nhau.

    Do lúc thực hiện không có băng dính bản nhỏ nên chúng tôi phải cắt nhỏ chiều dọc của miếng băng dính ra làm 3.

    Cuối cùng ghép cạnh của mảnh thứ nhất với cạnh của mảnh thứ 4 tạo thành hình khối giống như kim tự tháp.

    Ghép 4 miếng lại với nhau như hình chóp cụt.

    Ghép 4 miếng lại với nhau như hình chóp cụt.

    Hoàn thiện món đồ chơi.

    Cách sử dụng món đồ chơi này như sau:

    Các bạn cần có 1 chiếc smartphone, mở Youtube lên và tìm các đoạn video demo Holographic ví dụ như link này.

    Sau đó cho chạy trên điện thoại ở chế độ toàn màn hình, rồi kê điện thoại lên món đồ chơi các bạn vừa hoàn thành sao cho vị trí chính giữa khung hình trùng với chóp của kim tự tháp cụt.

    Có 2 cách để sử dụng món đồ chơi này, 1 là lật úp điện thoại như hình trên, 2 là lật ngửa điện thoại và đặt ngửa hình chóp cụt vừa tạo lên trên như hình dưới, việc sử dụng như thế nào tùy thuộc vào nguồn phát mà các bạn sử dụng.

    Nếu nguồn phát cho hình ảnh nhân vật quay đầu vào giữa video thì dùng cách úp còn ngược lại nếu video có nhân vật quay đầu ra rìa video thì dùng cách ngửa đồ chơi lên.

    Cuối cùng tắt đèn và tận hưởng thành quả mà các bạn làm được.

    Một số thông tin thêm về Hologram

    Hologram là một trong những công nghệ thực tế ảo xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ trước, nó là một trong những biện pháp đánh lừa thị giác đơn giản và được ứng dụng khá rộng rãi trong thực tế.

    Ngay cả tại Việt Nam những năm 90 cũng đã có rất nhiều món đò có sử dụng đến công nghệ hologram này dù nó ở dạng đơn giản, ví dụ như những hình ảnh trang trí trên hộp bút hay thước kẻ của những năm 1990.

    Tất nhiên đó chỉ là quá khứ, còn hiện tại người ta đã nghĩ ra rất nhiều cách để điều khiển chùm sáng nhằm tạo ra những vật thể 3 chiều có thể nhìn từ mọi góc đọ bằng cách điều khiển các chùm tia laser. Loại công nghệ này đã được ứng dụng trong các show diễn của nghệ sĩ ảo Miku đã và đang làm mưa làm gió tại Nhật Bản.

    Phương pháp ở trên thực chất là cách dùng 1 tấm nhựa trong suốt để ánh sáng từ màn hình rọi vào kết hợp với góc nghiêng của tấm nhựa để điều hướng ánh sáng đi tới mắt người theo mong muốn. Kết quả là nó tạo ra hình ảnh giống như những nhân vật đang hoạt động giữa không trung rất mượt mà.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày