Từ định giá 4 tỷ USD tụt còn 74 triệu USD, công ty dừng hoạt động và sa thải gần hết nhân viên: Chuyện gì khiến hãng đối thủ của Jeff Bezos đứng trên bờ vực phá sản?
Sau tất cả những lời quảng cáo hoa mỹ, công ty của tỷ phú người Anh đang khiến nhân viên và các nhà đầu tư của mình thất vọng.
- Xe xăng thất thế, đối diện nguy cơ bị bỏ xó trong cuộc chiến với xe điện tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới
- Trí tuệ nhân tạo đối mặt nhiều áp lực
- Khi AI lấn át nhiếp ảnh truyền thống: Máy ảnh thay bằng bàn phím, kĩ năng chụp không bằng trình độ đặt câu lệnh, tay ngang cũng có thể trở thành ‘nghệ sĩ’
Cách đây không lâu, công ty hàng không vũ trụ Virgin Orbit của tỷ phú người Anh Richard Branson được nhiều nhà chế tạo tên lửa của Mỹ săn đón. Các giám đốc điều hành còn vui vẻ ăn mừng đợt IPO của công ty.
Với sự hậu thuẫn của công ty thâu tóm với mục đích đặc biệt SPAC, hay còn gọi là "công ty séc trắng”, thỏa thuận mang lại cho Virgin Orbit mức định giá 4 tỷ USD. Nhưng đến tháng 12/2021, cơn sốt xung quanh SPAC hạ nhiệt và báo hiệu những rắc rối sắp ập đến.
Giờ đây, Virgin Orbit đang trên bờ vực phá sản. Tuần qua, công ty đã tạm dừng hoạt động và sa thải gần như toàn bộ nhân viên. Cổ phiếu của hãng giao dịch ở mức 20 cent trong ngày 31/3, khiến giá trị thị trường của công ty giảm xuống chỉ còn 74 triệu USD.
Khi Virgin Orbit kết thúc thỏa thuận SPAC, công ty huy động được chưa đến một nửa trong số 500 triệu USD dự kiến. Trong bối cảnh các thị trường quay lưng với những tài sản rủi ro mà không sinh lời nhiều như cổ phiếu hàng không vũ trụ, cổ phiếu của Virgin Orbit bắt đầu trượt giá, làm hạn chế khả năng huy động vốn từ bên ngoài.
Tỷ phú Richard Branson, cổ đông lớn nhất của Virgin Orbit, cũng không sẵn sàng tài trợ thêm cho công ty. Thay vào đó, ông lo bảo vệ cho 75% cổ phần của mình trong trường hợp công ty phá sản.
Virgin Orbit không đạt được tốc độ phóng vệ tinh cần thiết để tạo ra doanh thu, chưa kể khả năng quản lý yếu kém của các lãnh đạo công ty. Đây là câu chuyện đã cũ trong lịch sử ngành vũ trụ. Những công nghệ thú vị, đổi mới, không đồng nghĩa với những doanh nghiệp vĩ đại.
Chuyện gì đang xảy ra?
Virgin Orbit được tách ra từ công ty du lịch vũ trụ Virgin Galactic của tỷ phú Branson vào năm 2017. Công ty này có ý tưởng phóng vệ tinh từ trên không, nhắm đến mục tiêu vượt qua đối thủ Orbital Science, hiện thuộc sở hữu của Northrop Grumman.
Hầu hết các lần phóng vệ tinh của Virgin Orbit đều được thực hiện tại Cảng hàng không và vũ trụ Mojave. Công ty bắt đầu làm việc với các chính phủ để cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh từ các sân bay trên khắp thế giới. Họ ký thỏa thuận với Nhật Bản, Brazil, Australia và đảo Guam.
Các nhà lãnh đạo trong cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ bắt đầu chú ý đến phương pháp phóng vệ tinh bằng máy bay của Virgin Orbit. Sau cuộc gặp với các lãnh đạo Lầu Năm Góc vào năm 2019, ông Branson thậm chí còn tuyên bố rằng Virgin Orbit là “công ty duy nhất” trên thế giới có thể thay vệ tinh trong vòng 24 giờ trong một cuộc xung đột quân sự.
Virgin Orbit thực hiện lần phóng đầu tiên vào tháng 5/2020. Sứ mệnh này đã thất bại ngay sau khi tên lửa được phóng ra khỏi máy bay phản lực. Mãi đến tháng 1/2021, vệ tinh của công ty mới lên quỹ đạo thành công.
Với tốc độ tiêu tốn gần 50 triệu USD mỗi quý, Virgin Orbit nhắm tới nhiều đợt phóng vệ tinh hơn để bù lại chi phí. Khi IPO, CEO Dan Hart cho biết công ty hướng đến việc phóng 7 tên lửa vào năm 2022.
Nhưng Virgin Orbit có một lỗ hổng tài chính lớn với tổng mức thâm hụt là 821 triệu USD vào cuối năm 2021. Lý do là vì công ty liên tục thua lỗ kể từ khi thành lập. Mặc dù đã đặt đủ mục tiêu phóng 7 tên lửa, con số cuối cùng mà công ty đạt được tính đến cuối năm 2022 chỉ là 2 tên lửa.
Một số nhân viên cho rằng các giám đốc điều hành của Virgin Orbit có lý lịch trở ngại trong ngành. Một số người khác phàn nàn rằng các bộ phận thiếu sự phối hợp. Các dự án và việc chi tiêu thực hiện riêng rẽ nhau.
Hai nhân sự của Virgin Orbit còn đề cập đến sự lãng phí trong việc mua nguyên vật liệu. Công ty mua lượng lớn những mặt hàng đắt tiền với hạn sử dụng ngắn đủ để tạo ra 12 tên lửa trở lên, nhưng sau đó chỉ chế tạo được 2 tên lửa. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải vứt bỏ nguyên vật liệu trị giá hàng triệu USD.
Trước vấn đề bất ổn về tài chính, nhiều nhân viên công ty bày tỏ sự thất vọng đối với ông Hart. Họ thậm chí còn cân nhắc nghỉ việc sau kỳ nghỉ phép.
Trong ngày đầu tiên Virgin Orbit dừng hoạt động, nhân viên kể lại rằng các lãnh đạo công ty cuống cuồng chạy khắp nơi, trong khi nhân viên đứng chờ đợi tin tức. Ông Hart không gặp trực tiếp mọi người để thông báo việc tạm dừng hoạt động và cũng không giải đáp thắc mắc.
Nỗi thất vọng tiếp diễn sau thời gian tạm dừng hoạt động. Các nhân viên thiếu thông tin, không nắm bắt được tình hình đàm phán giữa Virgin Orbit với các nhà đầu tư. Nhiều người thì bắt đầu viết hồ sơ tìm công việc mới.
Nỗ lực thỏa thuận sụp đổ
Kể từ khi IPO, công ty đã bắt đầu xoay trục chiến lược. Virgin Orbit đặt mục tiêu huy động 483 triệu USD thông qua SPAC, nhưng cuối cùng chỉ thu về một nửa số tiền là 228 triệu USD. Số tiền đó đến từ phần ít cổ đông của SPAC, các khoản đầu tư cá nhân từ Virgin Group, quỹ đầu tư quốc gia của Mubadala, Boeing và AE Industrial Partners.
Không giống như Virgin Galactic, Virgin Orbit không xây dựng kho tiền mặt của riêng mình. Điều đó có nghĩa là ban lãnh đạo phải thắt lưng buộc bụng và thực hiện thay đổi để điều hành công ty cách tinh gọn hơn.
Chưa dừng lại ở đó, vị thế của Virgin Orbit trong lĩnh vực an ninh quốc gia bắt đầu suy yếu. Công ty đã để lỡ mất hợp đồng phóng tên lửa vào tay đối thủ cạnh tranh Firefly Aerospace.
Tuần trước, một nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Brown thảo luận với Virgin Orbit để bơm 200 triệu USD vào công ty. Tuy nhiên, trong vòng vài ngày, cuộc đàm phán đã thất bại. Công ty đành phải tiếp tục tìm kiếm một nhà đầu tư khác.
Nhưng theo như lời phát biểu của ông Hart vào ngày 30/3, mọi thứ đều đang không được đảm bảo. Trong khi 675 nhân viên vừa bị công ty sa thải đang bắt đầu tìm cơ hội việc làm mới, Virgin Orbit đang đứng trên bờ vực phá sản.
Tham khảo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng