Điều luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, các cá nhân không muốn hiến tạng có quyền đăng ký vào "danh sách từ chối hiến tạng quốc gia".
Theo một điều luật mới được áp dụng tại Pháp, tất cả công dân nước này sẽ trở thành người hiến tạng và mô sau khi qua đời, trừ trường hợp từ chối tham gia và thông báo trước.
Trước năm 2017, việc hiến nội tạng và mô chỉ được tiến hành nếu người cho đồng ý và đăng ký với bệnh viện. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh qua đời và không để lại di nguyện hay đăng ký kịp, các bác sĩ sẽ hỏi người nhà của bệnh nhân. Theo tờ Guardian, 1/3 những người thân được hỏi sẽ từ chối việc hiến tạng.
Tình trạng khan hiếm nội tạng cấy ghép là thường gặp tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Kể từ 1/1/2017, 100% người dân Pháp nghiễm nhiên trở thành người hiến nội tạng và mô trừ trường hợp họ từ chối và đăng ký vào "danh sách từ chối hiến tạng quốc gia".
"Trên nguyên tắc đoàn kết dân tộc, dự thảo này đã được thông qua", cơ quan Y Sinh học Pháp chia sẻ trên trang web của mình.
Vào thời điểm các bệnh nhân qua đời, các bác sĩ sẽ kiểm tra lại xem họ có nằm trong danh sách từ chối hiến tạng hay không. Nhân viên bệnh viện cũng sẽ hỏi người nhà bệnh nhân xem trước đấy, họ có từng bày tỏ thái độ phản đối hiến tạng qua lời nói hay văn bản nào không.
Tại Mỹ, công dân có thể đăng ký hiến tạng trực tuyến hoặc với các cơ sở y tế. Khoảng 120,000 người đang chờ để được cấy ghép tạng, theo tổ chức cấy ghép nội tạng Hoa Kỳ cho biết. Cứ mỗi 10 phút lại có thêm 1 người chờ được hiến tạng. Tuy nhiên trong năm 2015, chỉ có khoảng 37,910 người đăng ký hiến tạng mới tại quốc gia này.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng