Từ tịch thu đến "nẫng tay trên" giữa đường: Covid-19 đã biến khẩu trang thành một trận chiến không khoan nhượng trên phạm vi toàn thế giới
Cung có hạn mà nhu cầu thì cấp bách, nhiều quốc gia sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để có được khẩu trang, tạo ra một cuộc chiến giành giật quyết liệt ở phạm vi toàn cầu. Ở Pháp, truyền thông gọi đây là "guerre des masques" - nghĩa là "Chiến tranh khẩu trang".
- Shopee hỗ trợ 2 máy trợ thở, 1 phòng áp lực âm, 5.000 bộ bảo hộ y tế và 5.000 khẩu trang N95 cho tuyến đầu chống dịch COVID-19
- FDA Mỹ phê duyệt công nghệ hấp khẩu trang N95, có thể tái sử dụng 20 lần trong dịch Covid-19
- Hà Lan thu hồi 600.000 khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi phát hiện chúng bị lỗi
- Dân tình thế giới tự chế khẩu trang mùa Covid-19: Hết cắt vải từ quần áo cũ lại dùng đến cả công nghệ in 3D, vẫn đủ an toàn để sử dụng
Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề đối với Mỹ và các nước châu Âu - những nơi đang chứng kiến dịch bệnh lan ra với tốc độ chóng mặt. Đại dịch lan rộng, kéo theo cơn khủng hoảng các trang thiết bị bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới, bởi hầu như chẳng quốc gia nào có thể sản xuất được hàng triệu khẩu trang mỗi ngày cả. Mà con số ấy cũng chỉ đủ để cung cấp cho các y bác sĩ tuyến đầu mà thôi.
Hệ quả tất yếu, các nước phương Tây phải tìm đến Trung Quốc cùng các nước khác tại châu Á. Cung có hạn mà nhu cầu thì cấp bách, nhiều quốc gia sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để được chạm tay vào số hàng ấy, tạo ra một cuộc chiến giành giật quyết liệt ở phạm vi toàn cầu. Ở Pháp, truyền thông gọi đây là "guerre des masques" - nghĩa là "Chiến tranh khẩu trang".
Trận chiến không khoan nhượng
Trận chiến xoay quanh khẩu trang là có thật, và nó đang xảy ra. Theo cáo buộc của một số quan chức Pháp, lô khẩu trang bảo hộ của họ đặt hàng từ Trung Quốc đã bị Mỹ chiếm đoạt - chính xác hơn là "nẫng tay trên".
Cáo buộc không chỉ đích danh, nhưng ít nhất 2 quan chức Pháp đã khẳng định người Mỹ trả cho nhà cung cấp Trung Quốc mức giá cao hơn từ 3 - 4 lần so với thỏa thuận của Pháp, và rồi "nẫng" luôn chuyến hàng cực kỳ thiết yếu ấy đi.
Cụ thể theo Renaud Muselier - chủ tịch vùng Sud đã liên tục khẳng định với truyền thông rằng đơn hàng của Pháp đã bị người Mỹ "xuống tiền mặt" mua lại, và chuyến hàng ấy đã bay đến Mỹ, thay vì tới Pháp như thỏa thuận.
"Đã có một nước trả giá cao gấp 3 lần ngay tại đường băng sân bay. Khẩu trang biến mất, còn nơi mua nó thì chẳng có gì," - ông Muselier trả lời phóng viên đài BFM-TV.
Tuy nhiên sau đó, Muselier đã đính chính lại trên Twitter, rằng số khẩu trang cho vùng của ông đang trên đường vận chuyển, và "không bị mua bởi thế lực nước ngoài." Khi CNN liên hệ, Muselier từ chối trả lời và đề nghị phóng viên làm việc với Bộ Ngoại giao Pháp.
Một quan chức khác là Jean Rottner - chủ tịch vùng Grand Est cũng có cáo buộc tương tự. Trả lời đài RTL, ông cho biết đang có một trận chiến căng thẳng mỗi ngày để duy trì các đơn đặt hàng.
"Đúng vậy đấy. Người Mỹ tới ngay trên đường băng, xuống tiền mặt và trả giá cao gấp 3 - 4 lần so với chúng tôi, nên rõ ràng là cần phải đấu tranh."
Rottner sau đó chia sẻ trên Twitter rằng 2 triệu chiếc khẩu trang từ Thượng Hải đã được chuyển đến vào ngày 1/4, đồng thời cho biết 2 chuyến hàng sẽ tới vào cuối tuần đó. Ông từ chối nói rõ về tuyên bố trước đó của mình với báo giới.
Quan chức thứ 3 của Pháp lên tiếng về sự việc này là Valérie Pécresse - chủ tịch vùng Île-de-France. Pécresse cho biết khẩu trang hiện tại là mặt hàng được cả thế giới săn tìm. "Chúng tôi đã đặt hàng, nhưng không thể lấy được nó vì ai đó sẵn sàng trả cao gấp 3 lần giá thị trường," - Pecresse chia sẻ với đài Franceinfo. Tuy nhiên, "ai đó" là ai thì bà từ chối nêu đích danh.
CNN cho biết, không rõ danh tính của khách hàng trong câu chuyện này. Đó có thể là một công ty tư nhân, nhưng cũng có thể là trung gian làm việc cho chính phủ. Bộ Y tế và dịch vụ xã hội Hoa Kỳ từ chối trả lời phóng viên CNN, trong khi Bộ ngoại giao Mỹ tại Pháp thì khẳng định "Hoa Kỳ không mua bất kỳ lô khẩu trang nào được chuyển từ Trung Quốc đến Pháp."
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình quốc gia ngày 2/4, thủ tướng Pháp Edouard Philippe thừa nhận việc đảm bảo an toàn cho các đơn hàng "không phải khi nào cũng dễ dàng." Ông cho biết, vấn đề "không nằm ở khó khăn trong khâu vận chuyển, mà là đôi khi đơn hàng được đặt không thể chuyển đến."
"Có nhiều lý do, bao gồm nhu cầu quá lớn dành cho Trung Quốc từ Mỹ, châu Âu và gần như là cả thế giới."
Loạn giá
Ngày 2/4, thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ lo ngại, sau khi báo cáo cho thấy các đơn đặt mua khẩu trang nhập về có số lượng ít hơn dự tính. Lý do là bởi một phần lô hàng đã được bán cho bên "đặt giá cao hơn".
"Chúng tôi hiểu rằng nhu cầu khẩu trang tại Mỹ đang rất lớn, nhưng Canada cũng thế, nên chúng tôi phải hợp tác cùng nhau," - Trudeau phát biểu.
Tuy nhiên, có vẻ sự hợp tác cũng khó mà xảy ra được. Theo Jean-Sylvestre Mongrenier từ Viện Thomas More, hành động đặt giá cao để "nẫng hàng" có thể xem là giành giật tài nguyên, và hoàn toàn có khả năng gây ra sự thù địch giữa các nước. Thậm chí theo theo nghị sĩ Ukraine Andriy Motovylovets, sự cạnh tranh có thể "rất đáng sợ".
"Lãnh sự nước tôi tới các nhà máy (ở Trung Quốc) và thấy nhiều đồng nghiệp từ các nước đang giành giật lô hàng chúng tôi đã đặt," - ông Motovylovets chia sẻ trên Facebook.
"Chúng tôi đã chuyển khoản trả trước kèm hợp đồng. Nhưng họ có nhiều tiền hơn, lại còn là tiền mặt. Chúng tôi phải đấu tranh dữ dội để giữ cho được từng chuyến hàng."
Bên cạnh đó, chỉ có một số ít nhà sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc là có giấy phép xuất khẩu, hầu hết đều phải thông qua môi giới để tiếp cận khách hàng nước ngoài. Điều này vô tình tạo nên nhiều khâu trung gian trên thị trường, khiến giá trị khẩu trang tiếp tục tăng cao.
Kẻ có tiền là vua
Trong tháng 3, thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini cho biết quốc gia của mình đã có bài học cay đắng trong "trận chiến khẩu trang". Bài học ngắn thôi: kẻ có tiền là vua.
"Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn khoản tiền 1,2 triệu euro trong vali, dự tính sử dụng máy bay chuyên dụng của chính phủ để đi lấy khẩu trang từ một nhà cung cấp ở Trung Quốc," - Pellegrini chia sẻ với đài Slovakian TV.
"Tuy nhiên, người mua từ Đức đã tới trước. Họ trả nhiều tiền hơn và mang số hàng đó đi."
Trong "chiến tranh khẩu trang", ai có tiền là vua
Câu chuyện "nẫng hàng" xảy ra ngay cả trong Liên minh châu Âu (EU). Thậm chí, một số chuyến hàng còn bị tịch thu khi vận chuyển qua nước thứ 3.
Tháng 3 vừa qua, chính quyền Cộng hòa Czech đã tịch thu hàng ngàn khẩu trang được cho là từ những kẻ buôn lậu. Tuy nhiên hóa ra, số khẩu trang ấy lại là hàng viện trợ từ Trung Quốc gửi sang Ý. Paris, trong bối cảnh thiếu hụt khẩu trang cũng đã tịch thu lô hàng do nhà cung cấp Thụy Điển chuyển đến Tây Ban Nha và Ý - theo tờ L'Express đưa tin.
"Chúng tôi mong Pháp nhanh chóng chấm dứt việc trưng dụng công cụ y tế và làm mọi cách để đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa," - Bộ ngoại giao Thụy Điển ra thông báo ngày 3/4.
"Thị trường chung cần phải hoạt động tốt, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng."
Nguồn: CNN, AFP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng