Vào đêm ngày 22 tháng 2 năm 2018, bang Alabama đã cố gắng xử tử tù nhân Doyle Lee Hamm, 61 tuổi, tuy nhiên sau gần ba giờ và 12 vết thương thủng, và lệnh tử hình đã hết hiệu lực. Hamm rời khỏi phòng hành quyết mà vẫn còn sống.
- Loài khủng long Scorpios Rex trong Jurassic World nguy hiểm như thế nào?
- Tất tần tật những bí mật của Carnage mà không phải ai cũng biết (Phần 1)
- MiTail - đuôi thú điện tử dành cho con người có thể chuyển động y như thật thông qua các lệnh từ smartphone
- Giáp long đuôi chùy - Ankylosaurid có thể là một loài ưa thích đào bới
- Nghiên cứu mới cho thấy sự tiến hóa của mắt cá chân và bàn chân đã giúp động vật có vú vươn lên chiếm lĩnh Trái Đất
- Tại sao Shriek lại là phản diện hoàn hảo cho Venom 2?
Có thể nói câu chuyện của tử tù Doyle Lee Hamm đã gây lên những cuộc tranh cãi mới nhất xung quang việc sử dụng "cái chết nhân đạo" bằng cách tiêm thuốc độc. Ngoài ra, số lượng báo cáo về các trường hợp hành quyết theo phương pháp này bị "vô hiệu" trong lịch sử Hoa Kỳ đang ngày càng tăng cao và điều này đang đặt ra câu hỏi về việc liệu các giao thức hiện tại có hợp lý về mặt khoa học và đạo đức hay không.
"Đây không phải là cách công lý được thực thi. Đó là một sự tra tấn", Bernard E Harcourt, luật sư Hamm và một giáo sư luật và khoa học chính trị tại Đại học Columbia, cho biết trong một tuyên bố.
Doyle Lee Hamm bị kết án vì tội cướp của và giết nhân viên nhà nghỉ Patrick Cunningham vào năm 1987. Cùng với tiền sử sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch, anh ta gần đây đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch huyết và ung thư biểu mô tế bào đáy. Các luật sư của anh ta đã lập luận rằng điều này có nghĩa là các tĩnh mạch của anh ta đã bị tổn thương quá mức và không thể hành quyết bằng phương pháp "cái chết nhân đạo" như một người bình thường.
Luật sư của tử tù Hamm nói thân chủ mình trải qua cảm giác giống như bị tra tấn và sự đau đớn khi đó lên đến tột cùng. Hamm được đưa về nhà giam vào nửa đêm và vẫn có một giấc ngủ ngon đến sáng. Tuy vậy, luật sư của Hamm nói thân chủ mình chịu nhiều tổn thương và thậm chí còn đi tiểu ra máu. Tử tù Doyle Lee Hamm bị mắc bệnh ung thư bạch huyết từ lâu và tĩnh mạch trên cánh tay bị tổn thương trong quá trình chữa trị.
Do đó, Alabama đã chọn cho Hamm một quy trình hành quyết chuyên biệt, mà các luật sư của Hamm cho biết là quá gấp rút và dẫn đến việc hành quyết "thất bại".
"Nhóm thực hiện IV đã châm kim nhiều lần vào chân và mắt cá chân trái, phải của anh ấy, nhưng vẫn không thành công và đội thực hiện IV đã phải lật Doyle Hamm nằm sấp, vỗ vào lưng anh ta để cố gắng tạo ra một tĩnh mạch", Harcourt cho biết.
Sau nhiều lần cố gắng đưa ống thông vào háng bên phải của Hamm mà vẫn không thành công, họ đã quyết định hủy bỏ cuộc hành quyết.
"Các nhân viên IV gần như đã chọc thủng bàng quang của Doyle, vì anh ấy đã đi tiểu ra máu vào ngày hôm sau. Họ có thể đã đâm vào động mạch đùi của anh ấy, vì đột nhiên có rất nhiều máu phun ra", Harcourt nói thêm .
Theo thống kê ở Mỹ, các vụ xử tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thường chỉ diễn ra trong khoảng dưới 20 phút. Tuy vậy, cũng có những trường hợp kéo dài hơn thường lệ. Năm 2016, các bác sĩ mất hơn 1 tiếng để thi hành án tử hình với một tù nhân 72 tuổi. Lý do cũng bởi khó tìm thấy tĩnh mạch và cuối cùng phải châm kim vào háng của tử tù. Luật pháp bang Alabama chỉ cho phép xử tử bằng hình thức tiêm thuốc độc, trừ khi tử tù yêu cầu được dùng ghế điện.
Quy trình hành quyết hiện tại ở Alabama so với các nơi khác rất khác nhau và không được công bố rộng rãi, tuy nhiên trong quá khứ họ đã từng sử dụng loại thuốc gây tranh cãi - midazolam. Loại thuốc này được sử dụng như một loại thuốc an thần để làm cho các tù nhân bất tỉnh và hai loại thuốc khác được sử dụng sau đó sẽ làm tê liệt thần kinh và ngừng tim.
Bất kể những cân nhắc về đạo đức liên quan đến hình phạt tử hình, nếu việc hành quyết bằng cách tiêm thuốc gây chết người được coi là một "thủ tục y tế" thì "bệnh nhân" được điều trị như thế nào cũng vẫn cần được xem xét kỹ càng. Những người chỉ trích midazolam và các loại thuốc tiêm gây chết người khác nói rằng các quy trình hiện tại hoàn toàn không đáng tin cậy và thường dẫn đến những cái chết kéo dài và đau đớn một cách không cần thiết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng