Nhờ tự xây dựng hạ tầng riêng cho đám mây của mình, Walmart có dữ liệu để hiểu khách hàng hơn và quản lý hàng tồn kho tốt hơn.
Một trong những cơ hội tốt nhất của Walmart Inc trong cuộc chiến về thương mại điện tử với Amazon.com Inc nằm trong sáu cánh đồng máy chủ khổng lồ, mỗi cái còn lớn hơn cả mười sân bóng.
Sau khi tiêu tốn hàng triệu USD và gần 5 năm xây dựng, công sức của Walmart cho những cơ sở này đã bắt đầu được đền đáp. Doanh số bán hàng trực tuyến của nhà bán lẻ này đã thành công vượt bậc trong ba quý gần đây nhất, vượt xa mức tăng trưởng của cả ngành công nghiệp.
Sức mạnh cho đà tăng trưởng mạnh mẽ đó là hàng ngàn máy chủ sở hữu độc quyền cho phép công ty xử lý gần như không giới hạn các dữ liệu khách hàng mà họ thu thập được.
Hiểu khách hàng tốt hơn: Ưu thế của mạng lưới điện toán đám mây riêng
Phần lớn các nhà bán lẻ thuê ngoài công suất tính toán họ cần để lưu trữ và quản lý các thông tin như vậy. Nhưng quyết định của Walmart về việc xây dựng mạng lưới điện toán đám mây nội bộ riêng cho thấy quyết tâm muốn chiếm lấy một miếng bánh lớn hơn trong mua hàng trực tuyến, một phần bằng cách bắt chước việc sử dụng dữ liệu lớn từ đám mây của Amazon để đẩy mạnh doanh số.
Nỗ lực này đang giúp Walmart ở vị thế cạnh tranh được với Amazon về giá cả và kiểm soát chặt chẽ các chức năng chủ chốt ví dụ như hàng tồn kho. Theo hai nhà quản lý hàng đầu nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn ở trụ sở của Walmart tại San Bruno và Sunnyvale, California, nó cũng cho phép công ty nhắm mục tiêu đến người mua hàng với những lời chào mua được tùy chỉnh tốt hơn và các dịch vụ nâng cao.
Theo Tim Kimmet, người đứng đầu mảng điện toán đám mây của Walmart cho biết. “Nó tạo ra sự khác biệt lớn về việc chúng tôi có thể phát triển mảng thương mại điện tử của mình nhanh đến như thế nào.”
Ví dụ, Walmart đang sử dụng dữ liệu đám mây để cập nhật thường xuyên danh mục các mặt hàng được khách hàng đặt thông qua các thiết bị mua sắm bằng giọng nói như Google Home.
Một cửa hàng của Walmart.
Mạng lưới điện toán này cũng giúp nhà bán lẻ cải thiện hoạt động trong nội bộ cửa hàng của họ. Sử dụng dữ liệu thu thập được từ hàng triệu giao dịch, công ty đã tăng tốc quá trình khách hàng trả lại hàng mua trực tuyến tới các cửa hàng của họ lên 60%. Và Walmart có thể điều chỉnh giá tại các cửa hàng thực của mình trong toàn bộ khu vực gần như ngay lập tức.
Jeremy King, giám đốc công nghệ của Walmart, nói với Reuters. “Hiện giờ chúng tôi có thể thực hiện thay đổi nhanh hơn.” Ông bổ sung thêm rằng, Walmart giờ có thể thực hiện đến 170.000 thay đổi hàng tháng trên phần mềm để hỗ trợ cho website của họ, trong khi trước đây con số này chỉ là 100.
Theo hãng nghiên cứu kỹ thuật số eMarketer, hiện tại Walmart, nhà bán lẻ cửa hàng thực lớn nhất thế giới này hiện chỉ nắm giữ 3,6% thị phần thương mại điện tử Mỹ, so với 43,5% của Amazon.
Dù vậy, nỗ lực điện toán đám mây của Walmart vẫn rất đáng kể vào thời điểm khi ngành bán lẻ của Mỹ đang trải qua giai đoạn biến chuyển rộng lớn, và việc ra quyết định dựa trên dữ liệu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi nó giúp tìm hiểu làm thế nào người mua hàng thực hiện mua sẵm như thế nào.
Doanh thu mua sắm trực tuyến của Walmart quý thứ ba vừa qua đã gia tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp bộ phận này có mức tăng trưởng hàng quý vững chắc nhất từ 2009 cho đến nay.
Theo Kerry Liu, giám đốc điều hành của Rubikloud Technologies, hãng mang đến các dịch vụ về trí tuệ nhân tạo cho những nhà bán lẻ. “Cuộc chiến giữa Walmart và Amazon đang diễn ra trên tất cả các mặt trận và điện toán đám mây là biên giới mới nhất.”
Dư thừa công suất
Sáng kiến về điện toán đám mây là một trong nhiều bước đi của Walmart để gia tăng mảng kinh doanh thương mại điện tử của mình. Công ty đã mở rộng mảng trực tuyến của mình và thâu tóm các nhà bán lẻ thương mại điện tử nhỏ hơn. Walmart đang cung cấp miễn phí dịch vụ giao hàng trong vòng 2 ngày cho các đơn hàng từ 35 USD trở lên, và gần đây, họ đã yêu cầu các nhà cung cấp đưa ra giá bán buôn ở mức 10 USD và thấp hơn nữa để giúp biến nó thành lợi nhuận cho mảng kinh doanh trực tuyến.
Walmart đã lưu trữ thông tin tại các trung tâm dữ liệu nhỏ hơn trong nhiều năm. Và họ sử dụng dịch vụ lưu trữ trên đám mây công cộng cho các dữ liệu không quan trọng. Phần lớn các nhà bán lẻ thuê máy chủ từ những công ty như Amazon Web Services, Google của Alphabet Inc, Microsoft và IBM.
Nhưng quyết định của Walmart tự xây dựng một mạng điện toán đám mây để không phải dựa vào các nhà cung cấp công nghệ đám mây bên thứ ba đã mang lại cho họ khả năng hiểu được những người mua hàng, những người hiện đang quyết định hàng tại cửa hàng, hoặc trên desktop, ứng dụng di động. Khoảng 80% mạng điện toán đám mây của Walmart giờ dành cho nội bộ công ty.
Ông Kimmet còn cho biết rằng, bảo mật là một yếu tố quan trọng khác đằng sau nỗ lực này, cho phép Walmart bảo vệ dữ liệu khách hàng tốt hơn. Tính bí mật đó còn mở rộng đến vị trí của sáu “siêu đám mây” hay những cánh đồng máy chủ khổng lồ và 75 “đám mây tý hon” khác, khi công ty từ chối tiết lộ công khai các thông tin này.
Cho đến nay, các cổ đông của Walmart dường như ủng hộ chiến lược đám mây này của họ. Cổ phiếu công ty đã tăng 49% trong 12 tháng qua, thách thức đà suy giảm trên toàn ngành bán lẻ và vượt xa so với mức tăng của chỉ số S&P 500, khi chỉ tăng 14% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại rằng cách tiếp cận của Walmart sẽ khiến họ khó khăn hơn khi thu nhỏ quy mô nếu các điều kiện thị trường thay đổi đáng kể. Một vài người nói với Reuters rằng họ muốn thấy Walmart thương mại hóa phần công suất dư thừa của mình, giống như cách đối thủ Amazon của họ đã làm.
Theo các con số ước tính của Jefferies Group LLC, Amazon Web Services đã mang lại doanh thu 18,34 tỷ USD trong năm 2017 và giành được 26% thị phần điện toán đám mây.
“Walmart rất giỏi trong việc bám theo các sáng tạo của Amazon. Giờ đây họ phải tìm ra cách để kiếm tiền từ mảng điện toán đám mây họ đang xây dựng như cách AWS đã làm.” Charles Sizemore, nhà sáng lập của Sizemore Capital Management LLC, một trong các cổ đông của Walmart.
Tuy nhiên, ông Kimmet cho biết, hiện Walmart vẫn chưa có kế hoạch ngay lập tức nào về việc cung cấp dịch vụ đám mây cho các công ty khác. Nhưng ông không xem nó là một công cụ mang lại doanh thu trong tương lai.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng