Từng thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ USD vì "cơn gió ngược", những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sắp đến thời "khổ tận cam lai"
Các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ USD trong chiến dịch chống độc quyền bắt đầu từ cuối năm 2020 ở nước này.
- Chỉ vì hai cốc kem miễn phí, hãng xe BMW tại Trung Quốc bị tổn thất hàng chục nghìn tỷ và hứng chịu làn sóng tẩy chay chưa từng có
- Xuất hiện hãng xe điện Make in Vietnam chuyên dùng để giao hàng: Tự tin có hệ sinh thái pin ưu việt hơn VinFast hay Dat Bike, hợp tác cùng Lazada, DHL, Viettel Post...
- Elon Musk nổ tên lửa và cuộc chiến khốc liệt Mỹ-Trung trong ngành viễn thông vũ trụ
- Thời 'tự tung tự tác' của Binance chấm dứt: Không còn vô sự sau nhiều năm lách luật, nếu bị kiểm soát sẽ tạo ra 1 cơn địa chấn
Hiện có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn “làm lành” với những "gã khổng lồ" công nghệ như Alibaba.
George Efstathopoulos - Giám đốc danh mục đầu tư tại công ty quản lý quỹ Fidelity International - nói trong chương trình “Street Signs Asia” của kênh CNBC hôm 29/3 rằng: “Những cơn gió ngược về quy định mà chúng ta đã gặp phải trong hai năm qua… giờ đang trở thành cơn gió thuận”.
Ngày 28/3, Alibaba đã công bố một cuộc cải tổ lớn, tìm cách chia công ty của mình thành 6 đơn vị kinh doanh, trong một sáng kiến “được thiết lập để ‘cởi trói’ lợi ích của cổ đông và thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường” .
Theo kênh CNBC, trong hai năm qua, Trung Quốc thường lên án việc “mở rộng vốn một cách vô trật tự” của các công ty công nghệ đã phát triển thành các tập đoàn lớn.
Một phần trong thông báo của Alibaba lưu ý rằng, các doanh nghiệp được chia nhỏ này có thể huy động vốn từ bên ngoài và thậm chí niêm yết cổ phiếu ra công chúng, và điều này dường như đang đi ngược lại với những gì Bắc Kinh vốn lo ngại.
Ông Efstathopoulos nhận định rằng, động thái này có thể cho thấy sự “bật đèn xanh” từ giới chức Trung Quốc.
Jack Ma trở lại Trung Quốc
Theo kênh CNBC, việc tái cơ cấu của Alibaba không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy Bắc Kinh có thể nới lỏng việc giám sát lĩnh vực công nghệ. Jack Ma - nhà sáng lập Alibaba - lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng ở Trung Quốc sau nhiều tháng.
Một số người cho rằng Jack Ma đã châm ngòi cho chiến dịch rà soát lĩnh vực công nghệ bắt đầu từ tháng 10/2020, khi tỷ phú này đưa ra những bình luận nhằm vào cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc.
Vài ngày sau, Ant Group – công ty công nghệ tài chính trực thuộc Alibaba - buộc phải hủy niêm yết tại cả Hồng Kông và Thượng Hải, sau khi cơ quan quản lý cho biết, công ty này không đáp ứng được các yêu cầu để niêm yết cổ phiếu.
Sau đó, giới chức Trung Quốc đã công bố khoản tiền phạt chống độc quyền khổng lồ đối với Alibaba và “ông lớn” giao đồ ăn Meituan, cũng như đưa ra một loạt quy định trong các lĩnh vực công nghệ từ việc bảo vệ dữ liệu đến cách thức mà các công ty có thể sử dụng thuật toán.
Sự xuất hiện trở lại của Jack Ma ở Hàng Châu - nơi đặt trụ sở chính của Alibaba - được coi là một dấu hiệu khác cho thấy quan điểm tích cực hơn của Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ và các doanh nhân.
“Jack Ma xuất hiện ở Hàng Châu vì ông ấy mệt mỏi với việc đi du lịch khắp nơi. Tôi nghĩ rằng đây là một động thái tốt và phù hợp với chiến dịch của Chính phủ [Trung Quốc] để chứng minh rằng, họ đang giảm bớt áp lực lên khu vực tư nhân và đang chào đón phần còn lại của thế giới” , Stephen Roach - một thành viên cao cấp tại Đại học Yale (Mỹ) - nói với phóng viên CNBC.
Trọng tâm là tăng trưởng kinh tế
Theo kênh CNBC, đã có thêm những dấu hiệu nới lỏng quy định của Bắc Kinh trong vài tuần qua.
Lĩnh vực trò chơi điện tử bị ảnh hưởng nặng nề vào năm 2021 khi các nhà chức trách ngày càng lo ngại về tình trạng “nghiện game” trong giới trẻ ở Trung Quốc. Cơ quan quản lý của Trung Quốc đã "đóng băng" việc phê duyệt các bản phát hành trò chơi điện tử mới trong vài tháng.
Nhưng đến tháng 4 này, cơ quan chức năng bắt đầu “bật đèn xanh” cho những trò chơi mới, chủ yếu là của các hãng sản xuất trong nước. Cơ quan quản lý cấp phép trò chơi điện tử cũng đã chấp thuận cho một loạt tựa game nước ngoài được phát hành tại Trung Quốc.
Trong khi đó, gã khổng lồ gọi xe Trung Quốc Didi - một trong những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định ngặt nghèo - đã công bố kế hoạch mở rộng kinh doanh. Didi đã niêm yết cổ phiếu tại Mỹ vào tháng 6/2021, nhưng đã bị các cơ quan quản lý Trung Quốc xem xét về an ninh mạng chỉ vài ngày sau khi niêm yết. Cuối cùng Didi phải bị hủy niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán New York và chuyển sang kế hoạch niêm yết ở Hồng Kông.
Trong thời gian gần đây, các giám đốc điều hành công nghệ nước ngoài bao gồm Giám đốc điều hành Apple Tim Cook và Giám đốc điều hành Qualcomm Cristiano Amon đã đến thăm Trung Quốc và gặp gỡ các quan chức chính phủ nước này.
Theo kênh CNBC, ngoài việc “hâm nóng” lĩnh vực công nghệ trong nước, Trung Quốc cũng đang thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Nền kinh tế của nước này đã gặp khó khăn trong hai năm qua, một phần là do các chính sách phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt và động thái thắt chặt các quy định của Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc hiện đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay.
Các chuyên gia nhận định, để đạt được điều đó, sẽ cần sự giúp đỡ của các doanh nghiệp tư nhân - bao gồm cả lĩnh vực công nghệ.
“Trung Quốc đang phải đối mặt với cả tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu và sự cạnh tranh công nghệ ngày càng tăng từ Mỹ. Đó là một tình thế khá khó khăn. Vì vậy, họ cần nền kinh tế hoạt động hết công suất. Các quy định cứng rắn đối với các nền tảng công nghệ lớn không có ý nghĩa gì vào thời điểm này” , Linghao Bao - nhà phân tích công nghệ tại Trivium China - nói với phóng viên CNBC.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng