Từng tuyên bố mở cửa, Intel bất ngờ đóng lại cánh cổng giúp người dùng ép xung chip non-K
Chúng ta sẽ phải quên đi những hệ thống ép xung giá rẻ.
Bản cập nhật BIOS mới nhất cho các mainboard sử dụng chip Z170, H170 và B150 của Intel sẽ không cho phép người dùng tiếp tục ép xung các vi xử lý non-K của hãng. Hãng sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới đã xác nhận điều này.
"Thường thì Intel sẽ tung ra các bản cập nhật cho vi xử lý của hãng, và những đối tác phần cứng sẽ kết hợp chúng vào phiên bản BIOS của họ. Bản cập nhật mới nhất được gửi tới các đối tác phần cứng sẽ không còn cho phép người dùng ép xung các vi xử lý non-K. Vì thế, hãng cũng sẽ từ chối bảo hành các vi xử lý xử lý non-K gặp sự cố khi ép xung", phát ngôn viên của Intel cho biết.
Cơ bản, bạn không nên tiếp tục ép xung các vi xử lý non-K sau khi cập nhật BIOS mới cho mainboard của mình, bởi Intel đã "thay đổi chính sách" của họ.
Tháng 12 năm ngoái, cộng đồng sử dụng máy tính đã được vô cùng bất ngờ khi Intel gián tiếp cho phép người dùng ép xung CPU giá rẻ non-K thông qua một bản cập nhật BIOS của các hãng sản xuất mainboard. Đây là 1 tin mừng cho những ai không đủ khả năng sắm một chip xử lý Skylake dòng K để ép xung.
Niềm vui lớn sớm kết thúc
Trước khi chính thức đưa ra tuyên bố về việc ngừng hỗ trợ ép xung các vi xử lý non-K, Intel đã có những động thái khiến nhiều người lo lắng. Cách đây không lâu, hãng này đã dừng hỗ trợ ép xung các chip H-series và B-series, nhằm hướng người dùng tới các mainboard đắt tiền, cụ thể là Skylake Z170.
Nhưng giờ đây, ngay cả các mainboard dùng chip Z170 cũng sẽ chẳng thể ép xung chip non-K được nữa. Chưa ai có thể nói trước được điều gì về việc liệu Intel có mang tính năng này quay trở lại hay không.
Nhiều người cho rằng, Intel đang gặp vấn đề về chính sách bảo hành của hãng, khi hỗ trợ ép xung các sản phẩm vi xử lý non-K và mập mờ về chính sách bảo hành với các sản phẩm này, dẫn tới việc nhiều người lạm dụng nó và gây ra các thiệt hại về kinh tế cho Intel.
Ép xung xa dần rồi.
Cần phải nói rằng, trước đây, gói bảo hành thông thường thậm chí không hỗ trợ các lỗi liên quan đến ép xung vi xử lý "K", vốn hỗ trợ ép xung. Và gói bảo hành vàng cũng ghi rõ "không khuyến khích bạn ép xung vi xử lý". Và khi hỗ trợ ép xung chip non-K, đưa ra các thông tin liên quan đến bảo hành sản phẩm mà họ không hỗ trợ ép xung một cách mập mờ, gói bảo hành vàng trở nên vô giá trị.
Nói rằng Intel mập mờ trong chính sách bảo hành là vì hãng này chưa từng trực tiếp tuyên bố bảo hành các sản phẩm vi xử lý non-K nếu gặp vấn đề khi ép xung. Thay vào đó, họ gián tiếp nhắc tới điều này thông qua các nhà sản xuất mainboard cũng như một số phát ngôn không chính thức.
Quay lại với bản cập nhật BIOS "cấm vận" người dùng ép xung chip non-K. Bởi nó chỉ đơn thuần là một bản cập nhật, cho nên sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu bạn quyết định không bao giờ nâng cấp BIOS trong tương lai. Tuy nhiên, nếu mua mới một bo mạch chủ, nhiều khả năng nhà sản xuất buộc phải cập nhật sẵn các phiên bản BIOS mới nhất dưới áp lực từ phía Intel, cho nên người dùng nên cẩn thận nếu có ý định ép xung CPU non-K trong tương lai.
Một vấn đề khác, đó chính là khó khăn mà nhiều hãng sản xuất phần cứng sẽ gặp phải sau khi Intel "lật lọng". Một số nhà sản xuất mainboard thậm chí đã sử dụng tính năng ép xung chip non-K trên mainboard của họ như một nội dung quảng cáo, và giờ đây, khi Intel ngừng hỗ trợ tính năng này, các nhà sản xuất mainboard sẽ phải đối mặt với sự công kích từ phía người dùng, thậm chí là về mặt pháp lý.
Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với đại diện các hãng sản xuất phần cứng để tìm câu trả lời cho vấn đề này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng