Tuổi thọ của ổ cứng SSD là bao lâu?
Có bao giờ bạn tự hỏi, tuổi thọ của ổ cứng SSD là bao lâu?
- Một mẫu ổ SSD nổi tiếng của Samsung đang bị làm giả tràn lan, tinh vi đến mức phần mềm của hãng cũng khó thể phân biệt
- Mẫu card mở rộng lắp được tận 21 ổ SSD cho 168TB dung lượng lưu trữ siêu nhanh, tuy nhiên chi phí bỏ ra không hề rẻ
- Trên tay SSD cao cấp Kingston Fury Renegade: PCIe 4.0 tốc độ cao, tích hợp sẵn cả tản nhiệt
- Dòng ổ cứng SSD Pioneer Sata III Aps-Sl bán chạy tại hệ thống Sửa chữa Laptop 24h
- Loạt SSD di động giá chỉ từ 990K dành cho những ai lỡ mua máy tính dung lượng thấp
Ngày nay, ổ cứng SSD đang được sử dụng rộng rãi vì những ưu điểm vượt trội của chúng. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tuổi thọ của ổ cứng SSD là bao lâu? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Ổ SSD không chứa các bộ phận chuyển động như ổ cứng HDD truyền thống. Không có đĩa quay, tay đòn và đầu từ tính, các chip flash được sử dụng ở vị trí của những bộ phận này.
Điều này có nghĩa là ổ SSD không dễ bị hỏng như ổ cứng. Ngoài ra, độ bền tăng thêm mang lại cho SSD một lợi thế rõ ràng về độ tin cậy, đặc biệt là khi bị va đập hoặc tiếp xúc với điều kiện môi trường ít tối ưu hơn. Chúng cũng không bị ảnh hưởng bởi nam châm.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng các thành phần khác trong SSD cũng giống như những thành phần trong ổ cứng và có nhiều khả năng bị hỏng. Ổ SSD cũng rất dễ bị mất nguồn, dẫn đến hỏng dữ liệu hoặc thậm chí là hỏng chính ổ đó. Với việc các ổ SSD vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, có thể sẽ phải mất vài năm nữa chúng ta mới có được bức tranh chân thực về khả năng hoạt động của chúng khi sử dụng nhiều lần.
Tuổi thọ của mỗi memory block trong SSD được giới hạn trong một số chu kỳ ghi nhất định, có nghĩa là số lần một phần dữ liệu có thể được lưu trữ vào nó. Số lượng chu kỳ sẽ là một vài nghìn trên hầu hết các ổ. Điều này nghe có vẻ cực kỳ thấp nhưng không thực sự là một vấn đề trong các ổ SSD hiện đại. Không giống như ổ cứng truyền thống, SSD sử dụng một kỹ thuật gọi là Wear leveling để đảm bảo rằng mỗi memory block được sử dụng trước khi chu kỳ bắt đầu lại ở block đầu tiên.
Trừ khi bạn đang viết hàng chục gigabyte dữ liệu mỗi ngày và thực hiện liên tục trong vài năm, bằng không bạn sẽ không đạt đến giới hạn về chu kỳ ghi. Ngay cả khi bạn đã làm vậy, bộ nhớ sẽ trở thành chỉ đọc, vì vậy dữ liệu của bạn vẫn có thể truy cập được.
Tất cả điều này có nghĩa SSD là sự lựa chọn tuyệt vời để lưu trữ hàng ngày so với HDD, miễn là bạn chấp nhận ưu tiên hiệu suất lớn hơn dung lượng và mức giá tương đối cao của ổ SSD.
Nhưng liệu một ổ SSD có tốt để lưu trữ dữ liệu lâu dài không? Điều này còn tùy. Tỷ lệ hỏng hóc của SSD phần lớn phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng và cách bạn sử dụng chúng.
Nói chung, SSD được mong đợi sẽ có tuổi thọ cao hơn HDD trong các trường hợp sử dụng chung. Tuy nhiên, SSD có thể lưu trữ dữ liệu trong bao lâu phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm số chu kỳ ghi đã được sử dụng, loại bộ nhớ flash được sử dụng trong ổ, điều kiện lưu trữ, v.v…
Nghiên cứu chung của Google và Đại học Toronto cho thấy rằng số ổ SSD cần thay thế ít hơn 25% so với HDD trong thời gian nhiều năm. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng 20 – 63% ổ gặp phải ít nhất một lỗi không thể sửa chữa trong 4 năm đầu tiên.
Nhưng trong khi tuổi thọ của ổ SSD không quá rõ ràng, nhiều nhà sản xuất SSD sẽ liệt kê khả năng lưu giữ dữ liệu như một phần của thông số kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn bảo hành cho ổ. Ví dụ, SSD SATA 250GB 860 EVO của Samsung được hứa hẹn sẽ chịu được ít nhất 150 TBW (Terabyte Written) hoặc 5 năm, tùy theo điều kiện nào đến trước. Hiệp hội hợp nhất công nghệ JEDEC đặt ra tiêu chuẩn ngành là 1 năm cho các ổ tiêu dùng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng