Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ Handpose, chúng ta sẽ chẳng cần thứ điều khiển hay tay cầm nào khác để tham gia vào môi trường thực tế ảo.
Hãy thử tưởng tượng một ngày, bạn tham gia vào một trò chơi hành động thực tế ảo với đồ họa hết sức hoành tráng và chân thực. Bạn vươn tay ra, cầm lấy thanh kiếm trước mặt, với ý định sẽ dùng nó để "làm thịt" mấy con quái cấp thấp gần đó. Nhưng ơ kìa, cánh tay của bạn đâu mất rồi? Tất cả những gì bạn thấy trong tầm mắt chỉ là một thanh kiếm đang lơ lửng phía trước, còn tay chân bạn thì chẳng nhìn thấy đâu. Thật là mất hứng, phải không?
Chơi game thực tế ảo mà vũ khí cứ lơ lửng trước mặt thế này thì cũng mất hứng lắm ấy chứ
Trên thực tế, một trong những vấn đề của công nghệ thực tế ảo hiện tại, chính là việc người sử dụng không thể nào nhìn thấy được cánh tay của mình. Và để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Microsoft đang cố gắng hoàn thiện cộng nghệ theo dõi tay mang tên Handpose - với hy vọng sẽ giúp con người có thể tương tác với môi trường thực tế ảo một cách tự nhiên hơn.
"Ý tưởng này bắt đầu từ việc nhận ra rằng, khi con người tương tác với thế giới thực tại, công cụ mà chúng ta sử dụng chủ yếu, chính là đôi bàn tay. Đó là bản năng của con người" - ông David Sweeney, làm việc tại phòng nghiên cứu của Microsoft tại Anh, chia sẻ.
Thế là, dự án Handpose ra đời vào năm 2014, và cho đến nay, tuy vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng dự án đã thu được rất nhiều thành tựu vượt bậc.
"Hệ thống này xử lý thông tin về chiều sâu trong không gian, từ đó tạo ra hình ảnh của đôi bàn tay con người" - ông Sweeney giải thích. Thông tin về chiều sâu sẽ được thu thập từ Kinect, sau đó phần mềm của Handpose sẽ xử lý thông tin này để ghép vào với mẫu tay người có sẵn với kích thước phù hợp. Hơn nữa, mẫu tay này có thể thực hiện nhiều thao tác cử chỉ khác nhau, giống với bàn tay con người cử động trong thực tế. Hệ thống này cũng có khả năng "tự học" để có thể tạo ra các cử động chính xác hơn.
Tuy nhiên, hệ thống Handpose vẫn còn mắc nhiều lỗi, chẳng hạn như không trả ra kết quả đúng khi có một người khác đứng trong tầm của Kinect, hay khi người dùng đưa hai bàn tay lại quá gần nhau. Về cơ bản, thử thách lớn nhất trong công nghệ này, nằm ở đôi bàn tay được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, khiến các chuyển động của đôi tay vô cùng phức tạp.
Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng đôi bàn tay để tương tác trong môi trường thực tế ảo, thay cho các thiết bị như Oculus Touch - nằm ở việc các thao tác tay là hoàn toàn tự nhiên, bởi lẽ đây là bản năng của con người. Hơn nữa, do các thao tác này hoàn toàn là bản năng, mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng công nghệ này một cách dễ dàng.
"Hãy nhớ rằng, bàn tay con người là kết quả của hàng triệu năm tiến hóa, được 'tinh chỉnh' với độ chính xác cực kỳ cao. Bỏ đôi bàn tay của con người để sử dụng các thiết bị có-sử-dung-pin trong môi trường thực tế ảo quả thật là hết sức lãng phí" - ông Sweeney bổ sung thêm.
Nhóm dự án Handpose không chỉ tự hào với tốc độ và độ chính xác trong sản phẩm của mình, mà còn ở tính hiệu quả của phần mềm này nữa. Handpose được thiết kế để sử dụng rất ít tài nguyên trong máy tính, và các thao tác xử lý sẽ được thực hiện chủ yếu trên CPU - do Card đồ họa lúc này còn đang "bận" tạo ra thế giới ảo cho bạn.
Thời điểm mà Handpose chính thức ra mắt thị trường vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, Sweeney tiết lộ thêm những ứng dụng khác của công nghệ này, bên cạnh phục vụ cho môi trường thực tế ảo. Đó là, sử dụng đôi bản tay con người như một loại "điều khiển từ xa chạy cơm" để tương tác với tất cả mọi thứ xung quanh mình. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó trong tương lai, bạn chỉ cần chỉ tay để bật tắt đèn, giơ tay để đóng mở cửa, sẽ thú vị biết bao, phải không?
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng