Quân đội Triều Tiên đương nhiên không thể địch lại với Mỹ về mặt vũ trang chỉ với những chiếc máy bay hay xe tăng từ thời Soviet, thế nhưng trên trận địa Internet, nước này lại đang sở hữu một số tay hacker hàng đầu thế giới, theo nhận định của một tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Mỹ.
Trong cuộc nói chuyện với các lãnh đạo Thượng viện vào tháng trước, tướng Vincent Brooks chia sẻ: “Tôi không nói Triều Tiên có những hacker giỏi nhất thế giới nhưng chắc chắn những hacker của họ cũng thuộc hàng top trên toàn cầu.”
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một cuộc gặp với các tướng lĩnh quân đội cấp cao năm 2014
Phát biểu trước Hội đồng Quân sự Thượng viện Mỹ sau khi được đề xuất lên lãnh đạo toàn bộ các lực lượng của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Brooks có nói “Họ có vẻ ngày càng sẵn lòng thực hiện các cuộc tấn công mạng, và trên thực tế đã tấn công nhiều công ty Mỹ theo cách này.”
Triều Tiên vốn được coi là một đất nước toàn trị đóng cửa và lạc hậu với thế giới nhưng lại đầu tư khá mạnh vào các công nghệ số, cũng chính là thứ cho phép một đất nước nhỏ bé với nguồn lực hạn chế có thể tung ra những cuộc tấn công mang tính toàn cầu.
Một báo cáo của DoD năm 2013 có viết “trong bối cảnh nền kinh tế hết sức ảm đạm, các hoạt động tấn công mạng có vẻ như là một giải pháp quân sự ít tốn kém cho Triều Tiên”. Nói cách khác thì chính vì Triều Tiên không so được với Mỹ và Hàn Quốc bằng súng ống hay tên lửa nên tấn công mạng đã trở thành một giải pháp thay thế hữu hiệu.
Theo một báo cáo của CNBC năm 2014, Triều Tiên thực chất đã theo đuổi nỗ lực tấn công mạng vào các cường quốc từ những năm 80. Quân đội nước này đã cố tấn công các ngân hàng, các trường đại học hay các tổ chức lớn chủ yếu tại Hàn Quốc. Thế nhưng có lẽ “chiến tích” lớn nhất phải kể đến vụ hack Sony Pictures với một loạt phim chưa công chiếu và các đoạn email của lãnh đạo công ty bị rò rỉ sau khi hãng nay cho ra mắt một bộ phim về Kim Jong Un.
Quy kết trách nhiệm các vụ tấn công mạng cho cả một đất nước thật không phải chuyện đơn giản, nhất là khi các hacker cố che giấu proxy server cũng như các địa chỉ có thể truy cứu, thế nhưng các chuyên viên tình báo khi đó đã khẳng định chắc chắn tới 99% với tờ Washington Post rằng chính Triều Tiên đã gây ra vụ tấn công Sony Pictures.
Cuốn sách “Hacked World Order” cũng củng cố thêm nhận định trên bằng những chứng cứ về việc cơ quan an ninh quốc gia Mỹ NSA, theo lời kể của cựu điệp viên CIA Edward Snowden, đã cài cắm các bộ theo dõi vào router và tường lửa trên khắp thế giới để truy tìm nguồn gốc vụ tấn công. Sau đó, Giám đốc FBI James Comey cũng làm sáng tỏ nhận định trên khi cho biết:
“Chúng tôi nhận thấy những địa chỉ IP họ sử dụng là những địa chỉ độc quyền của Triều Tiên. Đây là lỗi họ mắc phải khi tấn công, cũng chính là bằng chứng rõ ràng nhất về việc Triều Tiên đứng sau vụ việc này. Và trước khi họ kịp giấu địa chỉ IP của mình thì chúng tôi đã tóm được chúng rồi.”
Theo nguồn tin từ một người Triều Tiên xin được giấu tin, nước này hiện có khoảng 6000 hacker được huấn luyện trong quân đội. Ngườigiấu mặt này từng dạy khoa học máy tính tại trường ĐH Bình Nhưỡng và cho biết rất nhiều trong số các sinh viên của ông đã gia nhập đơn vị hack Bureau 121 của quân đội Triều Tiên.
Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về cơ quan thực hiện các cuộc tấn công mạng của Triều Tiên dù có vẻ như cơ quan này đang nắm giữ khá nhiều nhân tài. Trong vụ việc Sony Pictures, các hacker đã sử dụng một phương pháp thông dụng là spear-phishing để ăn cắp quyền truy cập vào tài khoản admin các hệ thống, cho phép họ vào sâu trong hệ thống trong khoảng ít nhất 2 tháng để phác ra kế hoạch tấn công.
Theo một nguồn tin tiết lộ với tờ New York Times, “họ đặc biệt cẩn trọng và kiên nhẫn”.
Lời cảnh báo của tướng Brooks đến đúng vào lúc Lầu Năm Góc cũng đang thực thi những nỗ lực củng cố lực lượng an ninh mạng của Mỹ trong một chiến lược an ninh mạng được công bố vào tháng 4 năm 2015. Trong bản dự thảo chiến lược này, đến năm 2018, quân đội Mỹ sẽ bổ nhiệm 133 đội an ninh mạng hoạt động chuyên sâu.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng cho biết lực lượng an ninh mạng sẽ bao gồm tới 4300 sỹ quan, trong đó 1600 người sẽ nằm trong đơn vị có khả năng cao sẽ thực hiện các cuộc tấn công mạng.
Gần đây quân đội Mỹ cũng bắt đầu sử dụng các hacker trong trận chiến chống ISIS. Ash Carter, thư ký Bộ Quốc phòng cho biết “Đây sẽ là một vũ khí quan trọng trong trận chiến này.”
Tham khảo Tech Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng