TV OLED - cuộc đua giữa các đại gia
LG tiên phong trong công nghệ TV OLED với vị trị là thương hiệu số một toàn cầu. Tuy vậy, Sony và Panasonic cũng nhảy vào cuộc đua và bước đầu giành được thị phần sau hơn một năm thâm nhập thị trường. Tại Việt Nam, TV OLED có sự tăng trưởng với tốc độ lên tới 30%.
Ưu điểm vượt trội của OLED
Tấm nền OLED là tập hợp của rất nhiều điểm ảnh đều có khả năng bật tắt sáng liên tục, giúp việc tái hiện màu đen tuyệt đối, đồng thời đem đến độ tương phản ấn tượng. Công nghệ màn hình OLED cũng cho góc nhìn siêu rộng, có thể đạt xấp xỉ 180 độ mà vẫn giữ nguyên chất lượng hiển thị. Tốc độ phản hồi nhanh hơn 1.000 lần so với TV LED thông thường, giúp các nội dung chuyển động nhanh được thể hiện xuất sắc trên TV OLED.
Do không cần hệ thống đèn nền, TV OLED mỏng và nhẹ hơn sản phẩm dùng công nghệ tấm nền khác, viền màn hình cũng gần như không tồn tại. Ngoài ra, công nghệ OLED cho phép nhà sản xuất dễ dàng tạo ra những mẫu TV siêu mỏng siêu ấn tượng. Trong năm 2017, LG từng giới thiệu model TV OLED dán tường dòng Signature W có thiết kế ấn tượng như một tác phẩm nghệ thuật trong không gian trưng bày.
Ngoài lý do sở hữu ưu điểm vượt trội về công nghệ, nguyên nhân khác giúp TV OLED có hơn một năm tăng trưởng đột phá từ 2017 đến nửa đầu năm 2018 trên phạm vi toàn thế giới, là sự tham gia của các thương hiệu mới, bên cạnh hãng tiên phong LG. Theo đó, Sony và Panasonic tiếp bước công ty Hàn Quốc trình làng các sản phẩm TV OLED đầu tiên và giành được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2017, Sony nhanh chóng cán mốc 500.000 TV OLED tiêu thụ, cao hơn gấp đôi năm ngoái. Trong khi đó, doanh số TV OLED của Panasonic cũng đạt mức 200.000 sản phẩm. Tình hình kinh doanh đầu năm 2018 từ mảng TV OLED của hai công ty cũng rất khả quan.
LG cạnh tranh quyết liệt với các ông lớn ở thị trường TV OLED tại Việt Nam
LG Display là nhà sản xuất tấm nền TV OLED duy nhất trên thế giới, cung cấp 1,5 triệu tấm nền OLED cho TV trong năm 2017. Nhờ lợi thế này cùng việc tiên phong trong công nghệ, LG đang là nhà sản xuất số một với 92% thị phần, Sony và Panasonic có 8% thị phần còn lại sau hơn một năm thâm nhập thị trường. Dự đoán, số lượng tấm nền OLED tăng lên 1,7 triệu trong năm nay.
Quy mô sản xuất tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tấm nền OLED TV của LG được giảm xuống. Công ty Hàn Quốc cũng như hai đối thủ Sony, Panasonic cũng tập trung đưa ra nhiều model với hai kích thước vừa phải là 55 inch và 65 inch, dễ tiếp cận với khách hàng.
LG tập trung đưa ra nhiều model với hai kích thước vừa phải là 55 inch và 65 inch, dễ tiếp cận với khách hàng.
Sau khi đưa về Việt Nam bộ đôi TV OLED đầu tiên Bravia A1 với hai kích thước màn hình 55 và 65 inch, năm 2018, Sony tiếp tục giới thiệu dòng OLED A8F với mức giá thấp là sản phẩm chủ lực của Sony tấn công vào thị trường TV OLED năm nay. Đồng hương tới từ Nhật của Sony là Panasonic còn có nhiều mẫu OLED hơn khi sở hữu các model EZ950 kích thước 55-65 inch và EZ1000 kích cỡ 77 inch.
Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, LG là hãng có nhiều mẫu OLED nhất với đa dạng kích thước và công nghệ tiên tiến trải dài trên nhiều phân khúc giá, đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng. Năm 2018, công ty Hàn Quốc tiếp tục ra mắt 10 mẫu TV OLED tích hợp AI, bao gồm các dòng sản phẩm W8, G8, E8, C8 và B8 với kích thước từ 55-77 inch. Như vậy, ngoài sự thống trị của LG, phân khúc OLED năm nay có sự cạnh tranh hứa hẹn thú vị từ các hãng tên tuổi như Sony, Panasonic và thương hiệu Việt Asanzo - với lợi thế về sản phẩm có mức giá tốt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng