Đưa ra gợi ý là Tỷ phú Daniel Loeb, người đã từng 'trảm' CEO Yahoo.
Tỷ phú quỹ đầu tư Mỹ Daniel Loeb cho biết ông đang đề nghị Sony bán Sony Entertainment nhằm giúp cho tập đoàn nổi tiếng Nhật Bản này thoát lỗ và tái sản xuất. Được biết, Sony Entertainment là một công ty con bao gồm hãng phim lớn nhất ở Hollywood là Sony Pictures Entertainment và Sony Music Entertainment (một trong hãng thu âm lớn nhất thế giới), chịu trách nhiệm phát hành những bộ phim bom tấn như "Skyfall" hay quản lý những danh ca nổi tiếng thế giới như Taylor Swift.
Tỷ phú Mỹ Loeb cho biết quỹ đầu tư Third Point của ông đã âm thầm tích lũy được khoảng 6,5% cổ phần của Sony, giúp ông trở thành một trong những cổ đông lớn nhất. Ước tình Loeb đã phải mất 1,1 tỷ USD để có được số cổ phần trên. Tờ New York Times cho biết thêm rằng đại diện của Loeb đã bay đến Tokyo từ cuối tuần trước để làm việc với các quan chức chính phủ Nhật và ban lãnh đạo Sony. Ngoài ra , vị đại diện này còn mang theo một bức thư của Loeb gửi đên giám đốc điều hành cấp cao của Sony, ông Kazuo Hirai, khuyên Sony nên bán bớt một số công ty con để tập trung vào thế mạnh của mình là sản xuất điện tử và để bù lỗ. Daniel Loeb là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lĩnh vực đầu tư và còn là nhà đầu tư hay cầm đầu những "cuộc đảo chính" hay phế truất các lãnh đạo công nghệ. Loeb cũng chính là người liên kết với các cổ đông để 'trảm' cựu giám đốc điều hành Yahoo ,Ross Levinsohn và thu hút Marissa Mayer từ Google về để thay thế.
Trong bức thư của mình, Loeb cho biết ông rất tán thành với kế hoạch cải cách lại Sony của CEO Kazuo Hirai . Tuy nhiên, theo Loeb thì như thế là chưa đủ và để giúp Sony có thể vượt qua giai đoạn này thì tập đoàn nổi tiếng Nhật Bản nến bán đi Sony Entertainment. Với việc bán đi Sony Entertainment sẽ giúp cho Sony có được một khoản tiền không nhỏ, ngoài ra làm tăng thêm 60 % giá trị cổ phiếu của hãng này.
Ngoài ra, vị tỉ phú này cho biết ông sẵn sang đầu tư 150 đến 200 Tỷ Yên Nhật (tương đươi khoảng 1,3 tỷ USD) để hỗ trợ Sony trong khoảng thời gian này với điều kiện phải bán đi Hãng phim Sony Pictures nổi tiếng với các bộ phim như Iron Man hay Sky fall và Hãng thu âm Sony, nơi quy tụ những tài năng âm nhạc nổi tiếng thế giới. Thêm vào đó Loeb cũng đưa ra đề xuất rằng công ty nên cân nhắc bán đi 60% cổ phần của mình trong công ty tài chính, bảo hiểm nhân thọ của Sony để tập trung phát triển sản xuất thiết bị điện từ.
Còn nhớ trong cuộc họp báo ngày 9/5 tại thủ đô Tokyo, Đại diện Sony cho biết trong năm tài khóa 2012 kết thúc vào tháng 3 vừa qua, Sony đạt lợi nhuận sau thuế là 436,02 triệu USD (tương đương 43,03 tỷ yên), đảo ngược đà lỗ ròng 4,62 tỷ USD trong năm ngoái. Theo Tập đoàn Sony, kinh doanh tài sản tăng và giá trị đồng yên giảm là hai yếu tố giúp hãng thoát lỗ. Tuy nhiên theo tờ New York Times và nhật báo phố Wall thì ngoài những lý do trên thì Sony còn bán các tài sản bất động sản của mình, cụ thể là hãng này đã bán trụ sở chính của mình tại Manhattan với giá 1,1 tỉ USD. Ngoài ra, Hãng này còn bán đi một phòng nghiên cứu hóa học phục vụ cho phát triển máy ảnh có giá trị khoảng 50 tỷ Yên và nhà máy sản xuất thiết bị y tế Olympus. Bên cạnh đó, là một chính sách thắt lưng buộc bụng và đi đôi với việc cắt giảm nhân công.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng đề xuất của ông Loeb rất phù hợp với tình trạng Sony hiện giờ. Nếu chuyển nhượng Sony Entertainment hoặc bán một phần thì sẽ đem về cho Tập đoàn Nhật Bản một khoản tiền không nhỏ. Ước tính có thể lên đến vài tì USD, với số tiền đó đủ để Sony có thể tập trung vào thế mạnh của mình và dần dần thoát khỏi khủng hoảng
Tuy nhiên, để cho đề xuất này được thục hiện là cả một quá trình dài. Đơn giản là vì từ trước đến nay, ngay cả các nhà đầu tư lớn của Nhật Bản thường xuyên phải đối mặt với sự kháng cự trong việc đưa ra đề xuất với một công ty mà mình đầu tư vào. Và với một quỹ đầu tư nước ngoài thì sự phản kháng còn mạnh mẽ hơn. Lawrence B. Lindsey, cố vấn kinh tế hàng đầu trong chính quyền của Tổng thống George W. Bush cho biết: "Người Nhật rất bảo thủ trong vấn đề quản lý kinh tế.” Theo Lindsey thì ở Nhật các cổ đông và các nhà đầu tư chỉ có việc là đổ tiền còn đưa ra ý kiến về vấn đề quản lý hay chiến lược phát triển thì không bao giờ có chuyện đó. Mọi vấn đề đó, đều do ban lãnh đạo công ty giải quyết.
Một phát ngôn viên của Sony, ông Shiro Kambe, cho biết rằng rằng công ty hoan nghênh đầu tư. "Chúng tôi hiện đang tập trung vào việc tạo ra giá trị cổ đông bằng cách thực hiện kế hoạch của chúng tôi để khôi phục và phát triển kinh doanh điện tử, trong khi tiếp tục tăng cường các cơ sở kinh doanh ổn định của giải trí và các doanh nghiệp dịch vụ tài chính", Nhưng ông này cũng khẳng định rằng Sony Entertainment đóng góp đáng kể cho công ty tổng thể và không phải là để bán.
Tham khảo Reuters.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng