Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram "bí ẩn" nhất thế giới: Được công nhận là "Zuckerberg của Nga", đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo

    Lưu Ly, Theo Nhịp sống Kinh tế 

    Tỷ phú Pavel Durov là một ngôi sao công nghệ đầy cá tính với quan điểm sống, làm việc và kinh doanh độc đáo. Dù ứng dụng Telegram do anh sáng lập có hơn 500 triệu người dùng mỗi tháng, nhưng đến nay anh vẫn đang duy trì nó bằng tiền túi của mình.

    Trong một đêm cuối năm 2016, người đàn ông với sơ mi đen và áo khoác một mình lặng lẽ ăn tối trong Bảo tàng Hàng hải ở Barcelona. Đó là doanh nhân người Nga Pavel Durov - người sáng lập ứng dụng Telegram - ứng dụng tin nhắn bảo mật nhất thế giới. Dù không có thói quen uống rượu, nhưng anh vẫn đến đây để ăn mừng ứng dụng Telegram đạt 100 triệu người dùng. Trong bữa tiệc, ảo thuật gia David Blaine cũng có mặt để biểu diễn những trò ma thuật.

    Năm 2021, Pavel Durov đang sở hữu khối tài sản 17,2 tỷ USD, đứng tứ 112 trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes.

    Pavel Durov được đánh giá là một lập trình viên tài giỏi cũng như gây nhiều tranh cãi nhất thế giới do tính cách có phần ngang tàng. Không một ai biết Pavel Durov là ai cho đến năm 2006, khi nền tảng mạng xã hội VKontakte của anh ra mắt và trở nên phổ biến trên nước Nga đến mức nó được ví như "Facebook nước Nga".

    Hiện nay, ứng dụng Telegram do Pavel Durov điều hành đang là một ứng dụng nhắn tin bảo mật có hơn 500 triệu người dùng mỗi tháng. Theo Sensor Tower cho biết, tính đến tháng 1/2021, Telegram đã được tải xuống 51,7 triệu lần, tăng 215% so với một năm trước.

    Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram bí ẩn nhất thế giới: Được công nhận là Zuckerberg của Nga, đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo - Ảnh 1.

    Pavel Durov sinh ngày 10/10/1984 tại Saint Leningrad. Cha của anh, ông Valery là một giảng viên ngành ngữ văn, nhưng lại có một niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ. Do vậy nên cả Pavel và anh trai đều được cha định hướng về công nghệ ngay từ khi còn nhỏ.

    Pavel từng tốt nghiệp loại xuất sắc tại Học viện Thể dục. Năm 2002, anh theo học ngành ngữ văn tại Đại học Tổng hợp St.Petersburg. Thời đi học, Durove giành được vô số học bổng lớn nhỏ, trong đó có học bổng của Chính phủ Liên bang Nga. Có lẽ đây là nơi bắt đầu câu chuyện thành công của Pavel Durov.

    Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram bí ẩn nhất thế giới: Được công nhận là Zuckerberg của Nga, đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo - Ảnh 2.

    Khi còn đi học, Pavel từng tấn công mạng máy tính của trường và bị nhà trường cắt quyền truy cập Internet. Anh cũng từng tuyên bố với bạn bè là muốn trở thành "biểu tượng Internet" sau này.

    Tại trường đại học, Pavel Durov luôn nổi bật hơn so với các sinh viên khác bởi trí thông minh cao và phẩm chất lãnh đạo, những tố chất lớn góp phần tạo nên sự thành công của anh trong tương lai.

    Là một người đam mê mã hóa, Pavel đã thành công trong việc tạo ra các chương trình và trò chơi máy tính khi mới 11 tuổi. Có lẽ đó là lúc anh quyết định trở thành một lập trình viên.

    "Khả năng tập trung vào một việc trong nhiều giờ là một thói quen ngày càng hiếm trong thời đại di động và trực tuyến của chúng ta. Nhưng chính kỹ năng này là cần thiết cho bất kỳ sự đột phá nào về trí tuệ, sáng tạo hoặc tinh thần. Tương lai thuộc về những người có khả năng miễn nhiễm với các loại bẫy công nghệ được giăng ra để bắt sự chú ý, và giữ được khả năng tập trung trong một thời gian dài", Pavel Durov chia sẻ.

    Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram bí ẩn nhất thế giới: Được công nhận là Zuckerberg của Nga, đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo - Ảnh 3.

    Pavel Durov được ví như "Mark Zuckerberg của nước Nga" nhờ việc sáng lập ra mạng xã hội Vkontakte (sau đổi tên thành VK) khi mới 20 tuổi. Khi đó, chàng trai trẻ đang làm việc điên cuồng trong phòng ngủ của căn hộ ở St. Peterburg, chạy đua với các nhà lập trình khác để xây dựng ý tưởng cho mạng xã hội đầu tiên của xứ sở bạch dương sau cơn sốt Facebook. Anh đặt tên cho nó là Vkontakte (có nghĩa là "liên lạc" trong tiếng Nga) với giao diện có phần giống với sản phẩm của Mark Zuckerberg.

    VK được khởi chạy như một trang web miễn phí hướng đến người dùng, với một công cụ tìm kiếm khá đơn giản và không chứa quảng cáo. Số lượng người dùng tăng rất nhanh nhờ vào các công cụ quảng cáo khác nhau mà chủ sở hữu trang web đã sử dụng. Chỉ trong vòng vài tuần, các lập trình viên của VKontakte đã phải thay đổi dung lượng máy chủ trang web.

    Ba tháng sau, VKontakte lọt vào danh sách 50 trang web hứa hẹn nhất trên mạng xã hội nước Nga. Theo thời gian, trang web bắt đầu giới thiệu các phương pháp kiếm lợi nhuận khác nhau cho người dùng. Ban đầu, có dịch vụ SMS trả phí kèm theo sự trợ giúp mà bất kỳ người dùng VK nào cũng có để tăng xếp hạng cá nhân của họ trên trang web.

    Từ một website nhỏ ban đầu, VK nhanh chóng phát triển. Với sự giúp đỡ của anh trai Nikolai, vào năm 2014, website này đã có hơn 20 triệu người dùng, được định giá 3 tỷ USD và hiện vẫn là mạng xã hội lớn nhất châu Âu. Vài năm sau, mạng xã hội này nhanh chóng phổ biến với 350 triệu người dùng, giúp Pavel có cơ hội trở thành triệu phú.

    Anton Rozenberg, một trong những nhân viên đầu tiên của VK kể lại rằng: "Trong nhà và văn phòng làm việc của Pavel và anh trai đều có tranh của Mikhail Khodorkovsky, một trong những người giàu nhất nước Nga đầu năm 2000, nhưng đã bị bỏ tù vì các cáo buộc lừa đảo, rửa tiền và trốn thuế. Pavel có tính cách khá ngang tàng giống vậy."

    Năm 2012, Durov cùng một số nhân viên dùng gần 2.000 USD tiền mặt để gấp thành máy bay giấy và phóng qua cửa sổ. "Tôi nhớ một kỹ sư phần mềm khi đó đã tính rằng số tiền bị ném ra ngoài cửa sổ còn lớn hơn tiền lương hàng tháng của anh ấy", Rozenberg nhớ lại.

    Tuy nhiên, việc phát triển VK khiến chính phủ Nga không hài lòng. Giới chức Nga tìm nhiều các để ép Durov bán cổ phần của VK và từ bỏ quyền điều hành ứng dụng này.

    Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram bí ẩn nhất thế giới: Được công nhận là Zuckerberg của Nga, đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo - Ảnh 4.

    Dù kháng cự nhiều lần, nhưng cuối cùng dưới sức ép quá lớn, Durov buộc phải bán số cổ phần còn lại trong VK cho tỷ phú Alisher Usmanov (anh nắm giữ cổ phần tại Mail.ru và hiện sở hữu 100% VK). Tới ngày 21/4/2014, anh bị bãi nhiệm khỏi chức CEO của VK, rồi sau đó phải rời Nga trong im lặng.

    Anh quyết tâm lập nên một ứng dụng tin nhắn siêu bảo mật và thế là Telegram ra đời.

    Sau khi rời khỏi Nga, với khoảng 300 triệu USD tiền mặt trong ngân hàng ở Đan Mạch, Pavel cùng anh trai Nikolai đã bắt đầu gây dựng lại sự nghiệp. Họ mua hộ chiếu công dân đảo St. Kitts ở Caribbean (với việc đóng góp 250.000 USD cho Quỹ đa dạng hóa ngành công nghiệp đường Quốc gia, một cá nhân có thể có hộ chiếu cho phép du lịch toàn châu Âu) và sau đó dốc sức cho dự án mới mang tên Telegram, một ứng dụng nhắn tin được mã hóa mà khó có tổ chức nào có thể theo dõi hoạt động của người dùng.

    Tháng 8/2013, Pavel chính thức ra mắt Telegram mà không có lời tuyên bố chính thức nào. Thời gian đầu, Pavel đã dành khoảng 1 triệu USD tiền cá nhân mỗi tháng để duy trì hoạt động của công ty, trong thời gian ứng dụng chưa tạo ra bất cứ khoản doanh thu nào. Tuy vậy, theo nhà sáng lập mọi thứ "vẫn trong tầm kiểm soát". Đến cuối 2017, lượng người dùng của Telegram đạt 180 triệu và vừa cán mốc nửa tỷ người dùng vào ngày 13/1.

    Pavel cho biết lý do hàng đầu giúp Telegram thành công như ngày hôm nay chính là nhờ vào việc xây dựng một cách thức giao tiếp có tính bảo mật cao. Hệ thống của Telegram bảo mật cao đến mức ngay cả các công ty an ninh của chính phủ cũng không thể tiếp cận được. Do đó, người dùng có thể nhắn tin, tương tác với bạn bè mà không phải lo lắng bị các cơ quan an ninh hay hacker đánh cắp thông tin. Chức năng này của Telegram còn được gọi là "Secret Chat".

    Telegram ra đời tại một văn phòng nhỏ ở Berlin. Nhưng hiện giờ, nhân viên của công ty lại làm việc tại nhiều nơi trên thế giới. Họ chủ yếu đặt phòng qua Airbnb.com và thay đổi vị trí liên tục. Nhà sáng lập Durov lý giải rằng, điều này giúp công ty tranh bị lôi cuốn vào chính trị hay kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.

    Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram bí ẩn nhất thế giới: Được công nhận là Zuckerberg của Nga, đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo - Ảnh 5.

    Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đến từ Thung lũng Silicon đã tiếp cận anh, đưa ra vô số lời đề nghị hấp dẫn, nhưng Durov đều từ chối. Anh chỉ muốn xây dựng một nhóm cộng sự nhỏ thân thiết.

    Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram bí ẩn nhất thế giới: Được công nhận là Zuckerberg của Nga, đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo - Ảnh 6.

    Pavel Durov là một người cứng rắn và tàn nhẫn khi nói đến kinh doanh. Anh thường bị chỉ trích và có vấn đề với người sáng lập của các trang web khác. Anh đã từng "gây chiến" với những người muốn mua lại toàn bộ cổ phần trên mạng xã hội của anh. Durov khẳng định, anh sẽ không bán phần cổ phần của công ty bởi không muốn chiến lược phát triển trang web do anh tạo ra bị người khác chi phối.

    Ngoài ra, có rất nhiều vụ kiện liên tục được đệ trình nhằm chống lại Pavel Durov. Nhà sáng lập của các trang web khác cáo buộc rằng nội dung đăng trên VK được đánh cắp từ nguồn của họ. Nhưng Pavel thường đơn giản phớt lờ những cáo buộc như vậy và nhận những lời lẽ xúc phạm liên quan đến việc anh không biết cách ứng xử văn minh trong kinh doanh. Câu chuyện thành công của Pavel Durov dựa trên những nguyên tắc nhất định và Pavel tin rằng điều đó đã giúp anh thành công và trở thành một người giàu có.

    Sau khi rời khỏi nước Nga, Durov đã "chu du" khắp thế giới trước khi ổn định cuộc sống ở Dubai. Hiện anh hẹn hò với siêu mẫu người Nga Alena Shishkova. Durov hiện là công dân của Saint Kitts and Nevis, một quốc gia thuộc vùng Caribe, sau khi quyên góp 250.000 USD cho nước này.

    Tỷ phú Pavel Durov - người đứng sau ứng dụng Telegram bí ẩn nhất thế giới: Được công nhận là Zuckerberg của Nga, đạt thành công nhờ tinh thần kinh doanh cực độc đáo - Ảnh 7.

    Là một "con mọt công nghệ", nhưng Pavel Durov có cuộc sống riêng không hề nhám chán. Anh từng chia sẻ: "Hãy tận dụng thời gian cuối tuần hiệu quả. Đi thăm bảo tàng, chơi thể thao, ra khỏi khu vực sinh sống, nhảy dù, thăm họ hàng, xem một bộ phim hay. Hãy mở rộng khu vực tương tác của cá nhân với thế giới. Càng nhiều ấn tượng trôi qua nhận thức của bạn, cuộc đời sẽ càng thêm thú vị và bạn sẽ càng hiểu hơn về vạn vật và hiện tượng".

    Ông chủ Tegegram hiện ở độ tuổi 36, nhưng vẻ ngoài trẻ hơn nhiều so với tuổi. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, anh cho biết: "Tôi định hình một thói quen sống nghiêm ngặt, không uống cà phê, rượu hay ăn thịt. Tôi rất tin tưởng vào khả năng tự kiềm chế bản thân". Ngoài ra, Durov chia sẻ rằng anh rất ít khi bị ốm. Trong 15 năm qua, anh chỉ bị sốt 1 lần.

    Tổng hợp từ Forbes, Rbth, Telegraph...


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày