Uber Việt Nam “tố” taxi nội cạnh tranh không lành mạnh
"Thay vì nâng cao chất lượng dịch vụ hoặc cung cấp thêm những lựa chọn tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng, hãng taxi này đã có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh", ông Karun Arya, Giám đốc truyền thông khu vực Nam Á của Uber đã nêu quan điểm trên blog của Uber.
"Uber bị cạnh tranh không lành mạnh"
Ông Karun Aya mở đầu bài viết của mình tại trang blog.uber.com bằng việc khẳng định Việt Nam hiện là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Ubertrên toàn thế giới.
"Đây là minh chứng cho sự ủng hộ mạnh mẽ mà chúng tôi đã và đang nhận được từ hành khách và các đối tác vận tải kể từ khi Uber chính thức có mặt tại Việt Nam 6 tháng vừa qua", vị Giám đốc truyền thông này cho biết.
Đồng thời cũng nhắc lại mục tiêu của Uber nhằm: cải thiện chất lượng cuộc sống ở các thành phố bằng cách kết nối mọi người với những chuyến đi an toàn, đáng tin cậy với chi phí tiết kiệm bằng công nghệ của Uber", giảm thiểu ùn tắc giao thông, cơ hội việc làm, phương thức di chuyển an toàn, minh bạch, đáng tin cậy với giá cả phải chăng cho mọi người...
"Tuy nhiên, trái với sự ủng hộ rất nhiệt tình từ cộng đồng, nhiều bên đang ngăn chặn sự phát triển của công nghệ bằng mọi giá", ông Karun Arya cho biết.
Ông Karun chỉ thẳng, hãng taxi lớn nhất tại TP.HCM đang "đặt lợi ích riêng của mình lên trên lợi ích của người tiêu dùng".
Dẫn chứng về điều này, ông Karun cho biết, tại những thành phố ở Đông Nam Á với mức thu nhập đầu người tương tự hoặc cao hơn TP.HCM, cước phí taxi rẻ hơn rất nhiều.
Cụ thể, cước phí trung bình cho 1km đi taxi ở Bangkok là 4.500 đồng, ở Manila là 5.600 đồng, ở Jakarta là 7.200 đồng và thậm chí là ở Singapore cũng chỉ 10.000 đồng/km trong khi tại TP.HCM, mức cước phí này lên tới 17.000 đồng.
So sánh giá cước taxi Việt Nam với một số nước Đông Nam Á
"Thay vì nâng cao chất lượng dịch vụ hoặc cung cấp thêm những lựa chọn tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng, hãng taxi này đã có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm cả việc cài bẫy, đe doạ nhiều đối tác của chúng tôi và tuyên truyền những thông tin sai lệch về công nghệ và mô hình kinh doanh của Uber với những buộc tội thiếu căn cứ nhằm gây nhiễu loạn dư luận", vị Giám đốc truyền thông này cho hay.
Phản hồi "cáo buộc sai lệch"
Theo đó, ông Karun cho biết, "đây là thời điểm phù hợp để phản hồi những cáo buộc sai lệch với những thông tin chính thức".
Ông Karun thông tin, Uber là một công ty công nghệ. Công nghệ và hoạt động của Uber được đặt tại trụ sở quốc tế ở Hà Lan và được vận hành tại các thành phố thông qua Internet.
Uber không sở hữu hay vận hành bất kỳ phương tiện giao thông hay tuyển dụng tài xế nào. Chúng tôi hợp tác với những doanh nghiệp vận tải được cấp phép hoạt động hợp pháp và đầy đủ từ chính phủ của nước sở tại.
Uber không nhận các khoản thanh toán từ hành khách. Uber chỉ đơn thuần cung cấp nền tảng công nghệ cho phép hành khách thanh toán cho nhà cung cấp vận tải. Uber nhận một khoản tiền hoa hồng cố định từ các nhà cung cấp vận tải, là phí dịch vụ cho hoạt động cung cấp nền tảng công nghệ, đồng thời kết nối hành khách với nhà cung cấp phương tiện.
Uber không thiết lập giá cước. Đội ngũ vận hành của Uber tại Hà Lan dựa vào thông tin và dữ liệu nhu cầu thị trường và gợi ý mức cước giá và đối tác vận tải có thể đưa đưa ra mức cước của họ dựa trên gợi ý đó.
Tất cả những chuyến đi với Uber đều được bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm tai nạn cho cả tài xế và hành khách.
Ông Karun Arya, Giám đốc truyền thông khu vực Nam Á của Uber. Ảnh: BizLIVE
Uber thực hiện nghĩa vụ đầy đủ nghĩa vụ thuế được áp dụng tại Việt Nam và các đối tác của Uber cũng cam kết đóng thuế đầy đủ theo nghĩa vụ được ghi rõ trong hợp đồng. Do các đối tác của chúng tôi là bên cung cấp dịch vụ vận tải trực tiếp, họ sẽ cung cấp đầy đủ hoá đơn VAT khi hành khách yêu cầu theo đúng quy định hiện hành.
Tất cả các giao dịch trên nền tảng Uber đều không dùng đến tiền mặt và được ghi nhận đầy đủ. Điều này đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch và tạo điều kiện để nhà nước có thể kiểm tra và tận thu nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Uber là một công ty toàn cầu và cơ cấu hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định luật pháp của Chính phủ – cơ cấu hoạt động này cũng được các công ty công nghệ lớn khác như Google, Apple và Facebook áp dụng tại Việt Nam.
Các đối tác của Uber phải tuân thủ tất cả các quy định hiện hành bao gồm giấy phép kinh doanh, giấy phép vận tải đường bộ, kiểm tra lý lịch tài xế và bảng hiệu “xe hợp đồng”.
Mới đây, trong hội thảo do Bộ Công thương tổ chức đã có sự tham gia của doanh nghiệp taxi trong nước cũng như đại diện Hội taxi tỉnh, thành và đại diện Uber cũng như Grab, tại đây đã diễn ra cuộc đấu trực diện giữa đại diện và doanh nghiệp taxi trong nước với đại diện Uber.
"Uber, Grab đến Việt Nam phải chơi theo luật của Việt Nam, không thể sử dụng "mánh" của tư bản cá mập", Giám đốc hãng Taxi Sông Hồng nói.
Đáp trả lại, đại diện Uber Việt Nam đã nhắc đến mục đích Uber có mặt tại Việt Nam và những gì các hãng taxi trong nước phải làm liên quan đến các loại giấy phép hoạt động Uber thì đều cũng đã có...
Theo BizLIVE
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng