Ứng dụng chơi chứng khoán đang gây bão của 2 sinh viên Stanford: Có thể mua cổ phiếu Amazon, Apple với chỉ 1 USD, phí giao dịch ‘0 đồng’
Ứng dụng này cho phép người chơi chứng khoán mua cả cổ phiếu Amazon (đang ở mức giá 3.400 USD) với khoản đầu tư chỉ từ 1 USD.
Ứng dụng miễn phí của 2 chàng sinh viên Stanford
Vladimir Tenev, 31 tuổi, cùng gia đình nhập cư vào Mỹ từ Bulgaria năm 5 tuổi khi cha anh, một giáo sư kinh tế, tới Mỹ học. Từ nhỏ, Tenev được cha mẹ định hướng và thúc đẩy theo đuổi ngành tài chính. Nhưng cuối cùng anh lại gia nhập ngành này với vai trò một doanh nhân.
Khi theo học trường Đại học Stanford, Tenev gặp người bạn Baiju Bhatt mà sau này trở thành nhà đồng sáng lập Robinhood.
Năm 2008, khi cả hai tốt nghiệp, ngân hàng Lehman Brothers phá sản, thị trường sụp đổ, khủng hoảng tài chính bùng nổ. Tenev nhận định đây là thời điểm vô cùng "thú vị" của ngành tài chính khi mà mọi thứ thay đổi hoàn toàn.
Với sự thúc giục và kiên quyết của Baiju Bhatt, hai người đã cùng lập ra một công ty chứng khoán nhỏ và chuyển tới New York khởi nghiệp.
Trước Robinhood, Tenev và Bhatt từng mở một số công ty khác, trong đó có Chronos Research - chuyên cung cấp công cụ xây dựng chiến lược giao dịch tự động cho các quỹ đầu tư và ngân hàng. Đây là tiền thân của Robinhood.
Theo Tenev, thị trường chứng khoán ngày nay chủ yếu diễn ra tại các trung tâm dữ liệu, vấn đề quan trọng nằm ở chỗ ai sở hữu hệ thống nhanh nhất, hệ thống tự động hóa cao nhất, phần mềm tốt nhất.
"Đó sẽ là những công ty có lợi thế, lượng giao dịch khổng lồ được thực hiện chỉ với nhóm nhân viên khoảng 10 người, tương đương khối lượng công việc của 300 - 500 người ở các bàn giao dịch truyền thống của một ngân hàng lớn thời điểm đó", Tenev cho biết.
"Chúng tôi nhận định di động thông minh là công cụ chủ yếu để truy cập thị trường và thực hiện giao dịch tài chính. Nhờ công nghệ, hàng triệu giao dịch được thực hiện hiệu quả mỗi ngày với chi phí thấp", Teneve nhớ lại.
Tuy vậy, Tenev và Bhatt không có kinh nghiệm gì phát triển ứng dụng di động. Do vậy, cả hai quyết định ra mắt trang web Robinhood trước với dòng quảng cáo "miễn phí hoa hồng, không phải trả 10 USD nào cả".
Chỉ trong ngày đầu tiên ra mắt, trang web đã có lượng đăng ký lên đến 10.000 người và tăng lên hơn 50.000 người sau tuần tuần tiên. Chỉ trong 1 năm, lượng đăng ký lên tới 1 triệu người.
Theo Tenev, khi đó chưa có công ty nào miễn phí giao dịch như Robinhood và đây là yếu tố giúp thu hút lượng khách hàng đến với nền tảng này.
Sau hơn 2 năm ra mắt trang web, tháng 3/2015, ứng dụng Robinhood ra đời với 1 triệu người dùng sẵn có.
Kể từ khởi đầu năm 2020, số lượng người sử dụng Robinhood đã tăng lên với tốc độ chóng mặt, ở vào khoảng 3 triệu người.
Đầu tư rót vốn chỉ từ 1 USD và phí giao dịch '0 đồng'
Robinhood hoạt động như một startup môi giới chứng khoán, nắm bắt xu hướng gần đây của nhiều công ty đầu ngành ở Mỹ, cho phép nhà đầu tư mua 1 phần nhỏ của 1 cổ phiếu. Hồi tuần trước, công ty này đã ra mắt loại hình đầu tư cổ phiếu lẻ (fractional shares) trên ứng dụng nhằm hạ rào cản cho các nhà đầu tư chưa có nhiều vốn. Tính năng này cho phép người dùng đầu tư vào các công ty công nghệ hàng đầu như Amazon (hiện đang là gần 3.400 USD/cổ phiếu) chỉ với 1 USD.
CEO của Robinhood - Vlad Tenev phát biểu: "Robinhood là nhà tiên phong trong việc đầu tư chứng khoán với chi phí bằng 0. Chúng tôi có thể cực kỳ tự hào không chỉ bởi tạo ra một không gian mà người dùng không phải trả hoa hồng, mà còn là một nơi khách hàng đến từ những nhà môi giới khác cũng có thể thu lời".
Robinhood đã công bố sẽ không nhận hoa hồng từ các nhà đầu tư và tham vọng hướng đến nhóm khách hàng thuộc thế hệ Y. Đến năm 2020, số lượng người dùng của Robinhood là 3 triệu người chưa có dấu hiệu ngừng tăng.
Dù không thu phí giao dịch nhưng Robinhood vẫn có thể thu lời từ nhiều hình thức khác, ví dụ như họ lấy lãi nhờ khoản tiền không giao dịch của khách hàng để cho vay. Hiện tại, hầu hết các công ty môi giới đều yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản là 500 USD đến 2.500 USD. Chỉ cần có 10 USD/năm từ mỗi tài khoản như vậy, với số dư tối thiểu là 500 USD, thì con số sẽ là không hề nhỏ nếu nhân lên hàng triệu tài khoản. Hơn nữa, start-up này còn kiếm tiền nhờ phí dịch vụ của các tài khoản cao cấp, chẳng hạn phí cho đòn bẩy tài chính.
Nguồn: Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng