Bằng việc tích hợp một phiên bản tùy chỉnh của Coinhive trên website của mình, UNICEF có thể sử dụng CPU trên máy tính của người dùng để đào tiền mã hóa, và đổi nó thành tiền thật để cứu trợ trẻ em.
Các chương trình đào tiền mã hóa bắt đầu tìm được con đường để trở nên hữu ích hơn với cuộc sống của con người. Tổ chức UNICEF Australia đang muốn bạn tài trợ cho các sứ mệnh nhân đạo của mình bằng cách sử dụng sức mạnh điện toán trên máy tính của bạn.
Chương trình Liên Hiệp Quốc này, với nhiệm vụ cung cấp sự hỗ trợ nhân đạo và phát triển cho các bà mẹ và trẻ em ở các quốc gia đang phát triển, mới cho ra mắt trang web The Hope Page, nhằm cho phép người dùng quyên góp mục đích của họ bằng cách khai thác tiền mã hóa.
Trang web The Hope Page sử dụng một phiên bản tùy chỉnh của Coinhive để người dùng có thể khai thác đồng Monero trên website mà họ đang truy cập.
Khi bạn truy cập vào trang The Hope Page, trình duyệt của bạn sẽ sử dụng sức mạnh bộ xử lý trên máy tính để giải các thuật toán tiền mã hóa. Bạn có thể lựa chọn mức độ sức mạnh điện toán sẽ quyên góp cho nhiệm vụ này – từ giữa 20% cho đến 80%.
Trước đây, Coinhive từng đối mặt với nhiều chỉ trích khi đưa vào hơn 50.000 website một malware đào tiền mã hóa – một chương trình cho phép các website sử dụng sức mạnh máy tính của những người truy cập nhằm đào tiền mã hóa mà không có sự đồng ý của họ.
Dịch vụ đào tiền mã hóa này đã trở nên hợp pháp hơn khi nó đưa ra tính năng lựa chọn để đảm bảo rằng việc đào tiền mã hóa sẽ không được kích hoạt cho đến khi được sự đồng ý đặc biệt từ người dùng. Tính năng này cho phép các dịch vụ như vậy được xem như một sự thay thế tốt hơn để tránh phải chạy quảng cáo nhưng vẫn đảm bảo duy trì được doanh thu cho các website.
Giờ đây khi UNICEF đã tích hợp phần mềm của họ vì mục đích nhân đạo, dường như dịch vụ của họ sẽ có tính hợp pháp cao hơn và sẽ được chấp nhận nhiều hơn từ người dùng.
Sáng kiến về website này của UNICEF cũng đưa ra hướng dẫn về cách hoạt động của phần mềm đào tiền mã hóa, và đảm bảo rằng “việc đào tiền mã hóa là hoàn toàn an toàn cho máy tính của bạn.”
“Bạn càng ở lại lâu trên trang web và quyên góp càng nhiều sức mạnh bộ xử lý, sẽ có càng nhiều thuật toán được giải hơn, và kiếm được nhiều hơn tiền mã hóa. Việc đào tiền mã hóa là hoàn toàn an toàn cho máy tính của bạn. Nếu bạn lo ngại về mức độ tiêu thụ năng lượng, hãy giảm lượng sức mạnh điện toán mà bạn muốn quyên góp xuống.”
"Tiền mã hóa sẽ được tự động quyên góp cho UNICEF Australia và được chuyển thành các khoản tiền tài trợ thật sự để đưa tới cho các trẻ em thông qua việc cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống như nước sạch, thực phẩm an toàn và thuốc chữa bệnh. Hãy biến trang Hopepage thành trang chủ trên trình duyệt của bạn để có thể quyên góp hàng ngày.”
Đây không phải lần đầu tiên UNICEF sử dụng việc đào tiền mã hóa để gây quỹ. Vào đầu tháng Hai năm nay, họ đã ra mắt dự án Chaingers.io để gây quỹ cho các trẻ em Syria bằng cách mượn sức mạnh CPU từ các game thủ để khai thác đồng Ethereum.
Theo công bố trên website Chaingers, cho đến nay, dự án này đã huy động được 1.002 Euro, từ 11.013 nhà đóng góp.
Cho dù nó không phải là số tiền quá nhiều khi huy động so với một tổ chức có tầm vóc như UNICEF, nhưng nó đã cho thấy đây là một chương trình thí điểm khả quan. Nhưng với những ấn tượng xấu từ các trang web The Pirate Bay và Salon khi bí mật đào tiền mã hóa trên máy tính người dùng, có lẽ công nghệ này vẫn còn một khoảng cách xa để được chấp nhận như một mô hình kinh doanh khả thi – hoặc một trải nghiệm người dùng dễ chịu hơn.
Tham khảo The Next Web
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng