Vaccine mới đặc trị HIV thử nghiệm thành công trên người

    Nova,  

    Việc tìm kiếm vaccine phòng HIV là một trong những vấn đề quan trọng trong cuộc chiến chống AIDS của thế giới.

    Người ta thường hay nói "muốn cắt kim cương thì phải dùng kim cương", vậy tại sao không "lấy virus để diệt virus"? Đó cũng chính là ý tưởng của của một nhóm các nhà khoa học đến từ Bệnh viện Brigham and Women (Anh) và Trường Y Harvard trong việc nghiên cứu một loại vaccine để ngăn chặn virus HIV. Cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng một loại virus gây cảm cúm thông thường để điều chế thành loại vaccine mong muốn.

    Sau đó, họ tiến hành thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ trên một số người tình nguyện tham gia và kết quả ban đầu rất đáng khích lệ khi vaccine điều chế từ hỗn hợp virus cảm cúm và virus HIV đã được xác nhận là an toàn và giúp cơ thể tạo ra những phản ứng miễn dịch hiệu quả trong trường hợp phải đối mặt với virus HIV. Mặc dù vậy, các nhà khoa học khẳng định nghiên cứu này không hẳn là thành công trong việc tạo ra một vaccine hoàn thiện đối với virus HIV chết người, nó chỉ giúp đội ngũ nghiên cứu tiến thêm một bước trên con đường chinh phục loại virus cực kỳ nguy hiểm này.

    Trước đó, các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu để điều chế một loại vaccine đặc chủng dành cho virus HIV với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng kết quả là họ vẫn "trắng tay ra về". Một trong những cách tiếp cận là lựa chọn một lượng virus HIV nhất định mà hệ miễn dịch của cong người có thể chống lại được và đưa nó vào bên trong cơ thể nhờ một vỏ bọc thuốc. Sau đó, các nhà khoa học đã tìm ra cách để tăng tốc cho phương pháp này bằng cách bổ sung thêm một mẫu virus vector không nguy hiểm khác để tăng hiệu quả khả năng miễn dịch của cơ thể trên quy mô lớn.

    Mặc dù vậy, phương pháp này cũng có điểm hạn chế vì nếu cơ thể của con người đã từng đụng độ với virus vector thì có thể sẽ tạo ra tác dụng ngược khi hệ thống cảnh báo sớm và tấn công chúng, điều này bẻ gãy quy trình hoạt động của vaccine vì khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch sẽ chỉ dừng ở mức tiêu diệt virus vector chứ không phải virus HIV. Từ đó, mục tiêu kiên quyết của phương pháp này là tìm ra một loại virus không nguy hiểm nhưng lại hiếm gặp. Đó cũng là lý do nghiên cứu mới này thu hút rất nhiều sự chú ý của giới khoa học - đặc biệt là những người hoạt động trong ngành y tế.

    Đội ngũ nghiên cứu đã chọn 2 chủng virus gây cảm cúm thông thường nhưng lại cơ thể con người lại có rất ít cơ hội từng đối đầu ít nhất một lần với chúng. Sau đó, họ gắn chúng vào các phân tử màng bao trên bề mặt của virus HIV. Đây chính là nhân tố chính giúp cho HIV chui vào bên trong tế bào nên việc gắn một virus vector yếu lên vị trí này sẽ định hướng cho hệ thống miễn dịch tập trung tiêu diệt các virus vector và đục thủng lớp màng bao này để tấn công HIV ngay từ bên trong.

    Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm tổ hợp 2 loại virus này trên 217 tình nguyện viên khỏe mạnh tại Hoa Kỳ, Đông Phi và Nam Phi. Mỗi người được tiêm ít nhất một liều vaccine kiểu mới này và đội ngũ nghiên cứu theo dõi sát các biểu hiện sinh lý của người được tiêm sau đó theo 2 giai đoạn là 3 tháng và 6 tháng. Kết quả là cơ thể các tình nguyện viên hấp thụ vaccine khá tốt và không tạo ra phản ứng phụ, lượng kháng thể đều tăng sau khi vaccine được đưa vào cơ thể - một tín hiệu cho thấy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn khi đối đầu với HIV.

    Việc tìm kiếm vaccine phòng HIV là một trong những vấn đề quan trọng trong cuộc chiến chống AIDS của thế giới. Kể từ năm 1981, đã có khoảng 78 triệu người bị nhiễm HIV, loại virus phá hủy các tế bào miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi và những bệnh cơ hội khác. Khoảng 39 triệu người trong số đó đã tử vong, theo thống kê của Liên hợp quốc.

    Các thuốc kháng retrovirus (ARV) được phát minh vào giữa những năm 1990 có thể điều trị việc nhiễm trùng, nhưng không thể chữa được bệnh AIDS hay phòng ngừa được việc nhiễm virus HIV. Việc điều trị nhiễm HIV hiện kéo dài cả đời và chứa đựng nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đối với nhiều hệ thống y tế trên khắp toàn cầu, chi phí mua thuốc ARV cho người dân ngày càng tăng lên và trở thành một gánh nặng lớn đối với ngân sách quốc gia.

    Tham khảo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày