Vạch trần bộ mặt của chương trình theo dõi người dùng Facebook, Google của chính phủ Mỹ

    Tuấn Ori,  

    Chương trình này hoàn toàn hợp pháp và bí mật theo dõi thông tin người sử dụng dịch vụ.

    Sau khi tờ The Washington Post "vạch trần" sự tồn tại của chương trình theo dõi thông tin người dùng có tên PRISM của Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khiến làng công nghệ thế giới như "dậy sóng". Người dùng Google, Facebook, Apple, Microsoft,... mất dần tin tưởng với dịch vụ mà mình sử dụng khi có thông tin cho rằng chương trình này đã hoạt động tới 6 năm. Vậy PRISM là gì và độ nguy hiểm của nó ra sao?

    PRISM là một chương trình bí mật của chính phủ

    Theo tài liệu của The Washington Post và The Guardian, PRISM là tên mã của một chương trình được chính phủ Mỹ dựng lên từ năm 2007. Trên lý thuyết, chương trình này sẽ giám sát hoạt động truyền thông, liên lạc người dùng thông qua máy chủ của Mỹ. Tuy nhiên, sự thực quy mô của nó lại lớn hơn rất nhiều.

    Vạch trần bộ mặt của chương trình theo dõi người dùng Facebook, Google của chính phủ Mỹ
     

    PRISM cấp quyền cho NSA truy cập vào máy chủ của hàng loạt hãng công nghệ lớn, trong đó có những đại gia như Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube, Apple.

    Hoạt động của PRISM được tiết lộ như sau: Các đại gia công nghệ nhận lệnh từ Bộ trưởng Tư Pháp yêu cầu cung cấp quyền truy cập máy chủ và theo dõi dữ liệu, thông tin liên lạc hàng ngày cho FBI, sau đó dữ liệu sẽ được chuyển tới NSA. Chính vì vậy, PRISM là một chương trình "mật" mà người dân bị theo dõi không hề hay biết. Trong khi đó theo quy định NSA chỉ được theo dõi thông tin truy nhập nước ngoài.

    Nhiều người dân Mỹ đã lo ngại về thông tin mà NSA thu nhập được thông qua PRISM, nó bao gồm: nhật kí kết nối, tài liệu, email, ảnh, đoạn chat, các cuộc gọi Skype, dịch vụ Google như Gmail, các file dữ liệu Google Driver, những từ khoá tìm kiếm,...

    Trước đó người dùng đã từng đứng ngồi không yên khi nhà mạng Verizon bị NSA thu thập dữ liệu. Nhưng với vụ việc lần này, NSA tỏ ra "rắn tay" hơn rất nhiều. Theo NBC, vụ thu thập dữ liệu của Verizon còn nhỏ hơn rất nhiều lần so với PRISM.

    NSA chỉ thu thập thông tin người gọi và nhận cuộc gọi, nơi cuộc gọi tới và các thông tin cơ bản, phần nội dung cuộc gọi không bị kiểm tra. Tuy nhiên PRISM lại có quyền truy cập mọi thông tin trao đổi qua email, nó cũng đồng nghĩa với việc họ có thể "xem được những gì bạn đang gõ".

    Hợp tác với các đại gia công nghệ

    Theo thông tin tiết lộ từ các trang tin, PRISM bắt tay lần đầu tiên với Microsoft vào năm 2007. Tiếp theo đó là rất nhiều công ty công nghệ lớn khác. Họ bắt buộc phải làm theo vì nếu không tham gia, họ sẽ phải chịu nhiều bất lợi trong các vụ kiện của chính phủ. Bên cạnh đó, các công ty cũng nhận được khoản tiền bồi thường cho dịch vụ. Chính vì tính nhạy cảm của PRISM nên hầu hết các công ty đều phủ nhận sự hợp tác của mình.

    Theo đó, ngày hôm qua, ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình thông tin xoay quanh PRISM. Vị CEO này cho biết anh chưa từng nghe tên PRISM trước đây, và Facebook không tham gia vào chương trình này.

    Vạch trần bộ mặt của chương trình theo dõi người dùng Facebook, Google của chính phủ Mỹ
     

    Có một điểm khá "sốc" là PRISM được coi là chương trình hợp pháp và được Chính phủ bảo trợ.

    Khi người dân tạo sức ép lên Tổng thống Geogre Bush vào năm 2001 do phản đối chương trình giám sát công dân. Có lẽ tới nay, chương trình đó không bị dừng lại mà chỉ đổi sang một cái tên khác, PRISM.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày