Văn hóa cống hiến suốt đời - 'Vị cứu tinh' giúp Nhật Bản và Hàn Quốc tránh được cú sốc sa thải, mất việc hàng loạt vì Covid-19
Trong tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc thậm chí giảm xuống còn 3,3% trong khi tại Nhật Bản giữ ở mức 2,4% bất chấp dịch bùng phát.
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ đang tàn phá nhiều nền kinh tế cũng như khiến hàng triệu lao động trên thế giới mất việc làm. Tuy nhiên tại Hàn Quốc và Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp lại rất thấp. Vậy điều gì đã giúp 2 nền kinh tế này duy trì được việc làm cho người lao động?
Theo hãng tin Bloomberg, việc cấm sa thải hàng loạt cùng những quy định chặt chẽ trong luật lao động đã khiến các doanh nghiệp ở Hàn Quốc và Nhật Bản "khó động đến" lao động trong mùa dịch, qua đó giữ được tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Bên cạnh đó, văn hóa cống hiến suốt đời cho một công ty, coi doanh nghiệp là nhà tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng góp phần khiến tỷ lệ bỏ việc cực kỳ thấp. Mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với lao động khiến họ đồng cam cộng khổ chống lại đại dịch.
Các nền kinh tế Châu Á có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với thế giới thời kỳ khủng hoảng
Trong tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc thậm chí giảm xuống còn 3,3% trong khi tại Nhật Bản giữ ở mức 2,4% bất chấp dịch bùng phát.
Tại rất nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Sony, Huyndai hay Panasonic, việc nhân viên cống hiến cả đời cho doanh nghiệp là chuyện bình thường.
Trên thực tế, Hàn Quốc hay Nhật Bản đã trải qua những điều tương tự trước đây. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cả 2 nền kinh tế trên đều có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn rất nhiều so với Mỹ và khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).
Nhờ gắn kết chặt chẽ lao động với doanh nghiệp, các nhân viên không chỉ được đảm bảo về cuộc sống mà còn thúc đẩy mọi người cũng chung tay xây dựng công ty, giúp nền kinh tế hồi phục.
"Văn hóa chung của doanh nghiệp những nước này là làm mọi thứ có thể để tránh phải sa thải nhân viên và mọi người trong công ty đều thấm nhuần tư tưởng tất cả chúng ta là một gia đình trong thời kỳ khó khăn như hiện nay. Những công ty với văn hóa như vậy có thể giúp đỡ cộng đồng tốt hơn bằng việc hạn chế sa thải nhân viên cũng như bảo vệ người lao động khỏi khó khăn", Chuyên gia kinh tế Lloyd Chan của Oxford Economics nhận định.
Thậm chí ở Trung Quốc, người lao động cũng được đảm bảo hơn so với Châu Âu và Mỹ trước làn sóng sa thải vì khủng hoảng kinh tế do đại dịch. Tuy nhiên, Bloomberg cho rằng mô hình tại Trung Quốc khác so với Hàn Quốc hay Nhật Bản khi chính phủ có thể can thiệp vào nhiều công ty. Ngoài ra, nhiều tập đoàn quốc doanh tại đây cũng là xương sống của nền kinh tế nên chính quyền Bắc Kinh có thể can thiệp nhằm bảo hộ tầng lớp lao động.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hồi phục nhanh hơn Phương Tây sau khủng hoảng 2008
Từ bị chỉ trích đến phương án đáng học tập trong thời khủng hoảng
Trong thời kỳ bình thường, việc khó sa thải nhân viên được nhiều chuyên gia đánh giá là ảnh hưởng đến năng xuất cũng như hiệu quả công việc do các nhà quan lý gặp khó khăn hơn trong việc tái cấu trúc công ty cũng như sử dụng các hình thức kỷ luật để thúc đẩy sản lượng.
Thậm chí quan điểm này cũng từng bước được phổ biến tại Hàn Quốc và Nhật Bản khi ngày càng nhiều giới trẻ không còn mặn mà với tư tưởng cống hiến suốt đời cho doanh nghiệp như thế hệ trước đã làm.
Năm 2019, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã khuyến nghị Hàn Quốc lẫn Nhật Bản cải thiện sự dịch chuyển trên thị trường lao động của họ, qua đó cho phép doanh nghiệp sa thải nhân viên dễ dàng hơn.
Trớ trêu thay, chính văn hóa cống hiến suốt đời của Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay lại đang bảo vệ những người lao động khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covis-19 đem lại.
Trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng nhiều chính sách để giúp người lao động gắn bó với công ty thì phần lớn các tập đoàn Hàn Quốc sử dụng biện pháp trả lương theo thâm niên (Two Tier System) để giữ chân nhân viên. Theo đó những lao động mới, nhân công bán thời gian hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ nhận lương thấp hơn các nhân viên cũ.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chính sách trả lương theo thâm niên đã giúp những tập đoàn như Toyota chỉ phải sa thải các lao động tạm thời thay vì những nhân viên trung thành sống chết cùng công ty.
Trước khủng hoảng Covid-19, thị trường lao động Hàn Quốc đã bị các chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư phê phán mạnh mẽ với văn hóa cống hiến suốt đời. Nhiều việc làm hay vị trí trong các doanh nghiệp, chính phủ bị ví như "bát cơm sắt" do đảm bảo quyền lợi của người lao động theo thâm niên. Thế nhưng hiện nay, việc doanh nghiệp đảm bảo được việc làm cho nhân viên lại đang được chính phủ nhiều nước ủng hộ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng