Người Nhật, nổi tiếng về ý thức và trách nhiệm, có một văn hóa đi thang máy rất hay.
Đi thang máy, không đơn giản chỉ là bước ra bước vào, chọn tầng để bấm, ung dung tự tại muốn làm gì thì làm cho đến khi cửa thang mở ra và bạn tới đúng tầng cần tới. Người Nhật coi việc đi thang máy là một nét văn hóa, cũng như là một thước đo độ văn minh ứng xử của mỗi người.
Vốn dĩ là dân tộc có lối sống bao phủ bởi những nguyên tắc, người Nhật khá nghiêm khắc với bản thân và cả với những người xung quanh ở nơi công cộng. Họ có những luật lệ ngầm dùng để ứng xử với nhau và chỉ cần đi chệch hướng khỏi đường ray ý thức đã được vẽ ra trước đó, người ta có thể sẽ đánh giá bạn. Ngầm thôi, nhưng cũng không hề thoải mái đâu nhỉ.
Ở Nhật, đi thang máy cũng là một nét văn hóa.
Đầu tiên phải kể đến việc đứng đợi thang máy. Đừng tỏ ra mình là người vô ý thức khi dàn hàng đứng chắn trước cửa đợi thang máy, chỉ khiến bạn giống như những tay đầu gấu thu nợ đang đợi con mồi mà thôi. Đứng tránh ra hai bên cửa thang, đằng nào thang xuống người ta cũng phải đi ra trước thì mới vào được cơ mà. Đứng dịch ra vừa tiện cho việc bước vào thang máy, vừa không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của người trong thang bước ra. Tin tôi đi, chẳng ai thích chuyện thang vừa mở cửa đã thấy cả đội bóng đứng chắn gôn phạt đền đâu.
Ở những nơi làm việc như cơ quan, nhà máy xí nghiệp, nơi phân chia rõ ràng cấp bậc giữa cấp trên và cấp dưới, các nhân viên cần phải nắm rõ quy tắc ứng xử trong thang máy nói riêng, và trong nội bộ nói chung để không làm mất lòng sếp. Như ở đây là thang máy, nếu bạn có dịp đi cùng thang máy với cấp trên, việc đầu tiên cần làm là để các sếp vào trước, mình vào sau, không nên ti toe cầm đèn chạy trước ô-tô. Kế đến, khi vào trong thang máy rồi, nhớ đứng ở vị trí thuận tiện gần bảng điều khiển để bấm thang cho sếp.
Có nhiều quy tắc ngầm cho việc sử dụng thang máy ở Nhật.
Chưa kể, đừng tỏ ra mình là một kẻ máu lạnh khi người ta đang lao sồng sộc vào thang mà bạn vẫn dửng dưng mặc kệ cho cửa đóng. Hãy giữ nút mở cửa thang, đằng nào người ta thấy đông cũng sẽ ngại vào mà, lịch sự thảo mai một tý cho đẹp lòng nhau. Tại Nhật, ai vào thang máy đầu tiên sẽ có nhiệm vụ giữ thang cho tất cả mọi người.
Người Nhật không thích những kẻ ồn ào. Người Nhật tôn trọng sự riêng tư cá nhân, và bạn cũng nên như vậy. Điều tối kỵ khi đi thang máy là nói chuyện ồn ào và nghe điện thoại tự nhiên, hồn nhiên như cô tiên, như chốn không người. Đi ngược lại những quy tắc này sẽ biến bạn thành một ông Tarzan lạc giữa chốn phồn hoa mà thôi. Ở Nhật chẳng khó để thấy cảnh yên tĩnh khi đi các phương tiện di chuyển công cộng đâu.
Nhật là đất nước của sự ôn hòa.
Dường như ở cái xứ hoa anh đào này, tĩnh lặng đã trở thành một quy chuẩn, cũng là cái không khí len lỏi khắp đất nước có nền văn hóa được coi là tinh hoa nhân loại này. Khu mua sắm, khu tàu điện, thư viện, trường học, tất cả đều phảng một nét gì đó có phần hơi lơ đãng, cứ chầm chậm, hiền hòa, chẳng xô bồ, không một chút sỗ sàng. Đến Nhật, đừng vội. Văn hóa sử dụng thang máy Nhật thực ra chẳng có gì quá to tát, chỉ là một chút ý thức mà thôi.
Theo Kênh 14/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng