Trong lịch sử hàng ngàn năm, áo giáp là một thứ luôn gắn liền với hình ảnh chiến binh ra trận.
Sau khi thuốc súng được phát minh, thứ có thể đưa viên đạn xuyên qua lớp giáp bằng kim loại, kèm theo sự ra đời của những chiếc xe tăng trong thế chiến thứ nhất, thì áo giáp đã trở thành thứ vô dụng. Thậm chí chúng còn cản trở hoạt động của cơ thể người.
Cho mãi đến năm 1965, khi Kevlar được phát minh ra, những chiếc áo giáp mới hồi sinh, gọn và có khả năng chống đạn. Tuy nhiên không lâu sau đó, đạn xuyên giáp lại ra đời khiến cho chiếc áo Kevlar 1 lần nữa lại vô dụng.
Và bây giờ, giai đoạn phát triển tiếp theo của áo chống đạn đã có bước tiến nhảy vọt, với sự ra đời của một loại vật liệu mới. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra được 1 loại bọt kim loại tổng hợp có khả năng ngăn chặn một viên đạn xuyên giáp và chỉ dày khoảng 1 inch ( khoảng 2,54 cm).
Được phát triển bởi giáo sư chuyên về cơ khí và hàng không vũ trụ Afsaneh Rabiei, cô đã chế tạo thử nghiệm 1 áo giáp chống đạn sử dụng vật liệu bọt kim loại này. Chiếc áo giáp chỉ dày khoảng 1 inch, gồm có tấm gốm ceramic ở mặt trước, một tấm bọt kim loại giúp hấp thụ năng lượng và lực tác động ở giữa và mặt trong cùng là một lớp nhôm hoặc Kevlar .
Rabiei đã thử nghiệm loại áo chống đạn này với đạn tiêu chuẩn 7,62 x 51mm của NATO. Và cô cũng thử nghiệm với loại đạn 7,62 x 63mm, một loại đạn ít được sử dụng ngày nay. Áo giáp mới được thử nghiệm này được Sở Tư Pháp đánh giá thuộc tiêu chuẩn cho áo giáp loại IV, hữu ích và có khả năng chống đạn xuyên giáp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng