Vậy là chúng ta đã có smartphone 8GB RAM, người ta đã làm điều đó như thế nào và như vậy có thừa thãi không?
Với lượng RAM tương đương một chiếc PC cao cấp, điều đó có quá thừa với nhu cầu người dùng?
Tại CES 2017, ASUS vừa ra mắt chiếc smartphone ZenFone AR mới của họ, với nhiều tính năng ấn tượng, bao gồm cả việc hỗ trợ ghi hình Tango 3D và thực tế ảo Google DayDream. Nhưng một đặc điểm kỹ thuật đáng chú ý của thiết bị này đó là chiếc điện thoại đầu tiên ra mắt với tận 8GB RAM. Số bộ nhớ đủ cho cả một chiếc PC hay một máy chơi game cầm tay cấu hình cao, nhưng liệu chúng ta có tiêu thụ hết số RAM đó?
Tất nhiên, các nhà sản xuất luôn được khuyến khích nâng cấp cấu hình để có thể trở thành người đầu tiên với điều gì đó mới mẻ, đặc biệt khi nó giúp nổi bật trên các tít báo. Vài năm trước, chúng ta từng thấy điều này với các bộ xử lý nhiều lõi CPU như, bốn lõi, tám lõi và sau đó là mười lõi, còn trước nữa, hẳn mọi người vẫn nhớ cuộc chiến về số lượng megapixel giữa các máy ảnh.
Đó cũng là câu chuyện về RAM ngày nay, và các nhà sản xuất đang gia tăng đều đặn số lượng bộ nhớ trong những chiếc smartphone cao cấp, cho dù nó vốn đã quá dư thừa với nhu cầu lướt Facebook và xem video trên YouTube.
Tuy vậy, vào năm 2012, điều này đã không ngăn được LG cho ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên với 2GB RAM, chiếc Optimus LTE2. Cuộc đua đó được ASUS tiếp bước với chiếc smartphone đầu tiên có 4GB RAM ra mắt vào tháng Tư năm 2015. Sau đó đến tháng Ba 2016, chiếc Vivo Xplay 5 là thiết bị đầu tiên có 6GB RAM. Và giờ một năm sau đó, chúng ta đã có thể thấy thiết bị đầu tiên có 8GB RAM.
ASUS ZenFone AR, smartphone đầu tiên có 8GB RAM.
Như bạn có thể thấy, lượng RAM trên những chiếc smartphone cao cấp bắt đầu tăng nhanh trong hai năm qua, vì vậy sẽ không mấy ngạc nhiên nếu năm sau, bạn có thể thấy một chiếc điện thoại còn có bộ nhớ lớn hơn nữa, có thể lên tới 12 GB.
Các tác nhân giúp gia tăng RAM trên smartphone
Tác nhân chính cho xu hướng này là giá RAM giảm. Vài năm gần đây, người ta chứng kiến việc rớt giá mạnh trong các hợp đồng về DRAM cho di động, và chi phí này tiếp tục trong suốt cả năm 2016. 8Gb (1GB) RAM hiệu suất cao loại LPDDR4 giờ chỉ có giá 6 USD, và giá trung bình mỗi GB RAM đã giảm xuống dưới 5 USD trong năm 2016, trong đó có cả loại RAM cho PC đắt tiền và bộ nhớ đồ họa chuyên dụng.
Ngoài ra, chi phí lắp đặt các thanh RAM di động kích thước lớn cũng đã hạ xuống nhờ vào việc phổ biến phương pháp sản xuất Package on Package (PoP) chứa cả bộ nhớ flash và RAM trên một con chip duy nhất. Vì vậy, thay vì phải mua các bộ nhớ RAM và bộ nhớ Flash riêng biệt (các Package), cũng như chip điều khiển bộ nhớ, các gói chip duy nhất kết hợp cả 2 loại bộ nhớ này giúp cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Một bộ nhớ PoP của Samsung kết hợp 64GB bộ nhớ flash, 3GB RAM LPDDR4 trong chiếc Galaxy S7 Edge chỉ có giá khoảng 50 USD. Với mức giá thấp như vậy, tại sao lại không nhồi nhét thêm nhiều RAM để vừa có thể khoe khoang trên tít báo, vừa tăng được số lượng các ứng dụng lớn mở nhanh và mượt hơn, ngay cả khi số RAM đó không phải thuộc dòng cao cấp LPDRR4X.
Hơn nữa, các gói chip PoP nhỏ hơn với nhiều bộ nhớ trong hơn có thể được làm trong những năm gần đây, nhờ vào việc giảm các điểm nút trong sản xuất. Do các tiến trình sản xuất nhỏ hơn đã được áp dụng cho các bộ xử lý hoặc những bộ phận tương tự, chúng là điều kiện quan trọng cho việc nhồi nhét thêm nhiều bộ nhớ vào trong một gói chip nhỏ hơn và giảm lượng điện tiêu thụ.
Và như chúng ta đã biết, năng lượng tiêu thụ là một hạn chế lớn trong các sản phẩm di động, do vậy, việc các gói chip nhớ hiệu quả năng lượng cũng quan trọng không kém so với việc giảm giá để đưa các bộ nhớ lớn hơn lên smartphone. Vào tháng Mười năm ngoái, Samsung mới tiết lộ module 8GB LPDDR4 trên tiến trình 10nm, sau khi thông báo về chip 6GB trên tiến trình 10nm vào đầu năm ngoái.
Liệu 8GB RAM có quá thừa thãi?
Trong khi những bộ nhớ RAM lớn như vậy dường như không cần thiết cho các ứng dụng di động phổ biến nhất, người tiêu dùng đang bắt đầu đòi hỏi nhiều hơn từ thiết bị của họ và nhiều yêu cầu trong đó cần nhiều bộ nhớ hơn. Trò chơi điện tử và thực tế ảo chắc chắn là các yếu tố đứng đầu xu hướng này, và điều đó không chỉ gây ra khó khăn với bộ nhớ hiện có, mà còn cho cả hiệu suất của nó.
Từ lâu, băng thông bộ nhớ đã gặp phải nút cổ chai với hiệu năng đồ họa trên smartphone, nhưng với việc xuất hiện của những loại bộ nhớ LPDDR4 và LPDDR4X, được hỗ trợ bởi các bộ xử lý hàng đầu của Qualcomm từ sau Snapdragon 810, vấn đề này đã được giảm bớt. Các bộ xử lý Helio X30 của MediaTek, Kirin 960 của HiSilicon, Exynos 8890 của Samsung, đều hỗ trợ bộ nhớ LPDDR4, khi mang đến băng thông lên tới 28,7 GB/giây.
Nếu bạn muốn smartphone của mình bắt kịp khả năng của những chiếc laptop, PC và máy chơi game console ngày nay, cũng như chắc chắn cả xu hướng VR, AR đang đến gần, những gì bạn cần sẽ không chỉ nhiều bộ nhớ hơn, mà còn RAM nhanh hơn và hiệu quả hơn.
8GB RAM có thể quá thừa vào hôm nay, nhưng trong một hoặc hai năm nữa, nó sẽ gần như là một yêu cầu bắt buộc nếu thực tế ảo trở thành một trào lưu lớn mà ai cũng mong đợi. Không phải ngẫu nhiên ASUS ra mắt chiếc smartphone có 8GB RAM trong khi giới thiệu về khả năng thực tế ảo và quay phim 3D Tango.
Theo Android Authority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng