Vệ tinh của Elon Musk tí nữa thì va phải vệ tinh nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu

    Dink,  

    Mới 60 cái mà đã đã suýt va phải vệ tinh "hàng xóm", liệu đến lúc dàn Starlink lên cả trăm cái thì phải né sao nhỉ?

    Vệ tinh của Elon Musk tí nữa thì va phải vệ tinh nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - Ảnh 1.

    Hôm thứ Hai vừa rồi, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA vừa có thông báo khiến “người mặt đất” chúng ta sởn tóc gáy: họ vừa phải mở động cơ đẩy của vệ tinh Aeolus để tránh va chạm với vệ tinh Starlink của SpaceX.

    Các chuyên gia thuộc độ ngũ #SpaceDebris đã tính toán quỹ đạo va chạm của hai vệ tinh, và đưa ra phương án an toàn nhất cho #Aeolus là bay ra xa Trái Đất để tránh va chạm với vệ tinh của SpaceX”, ESA viết trên Twitter.

    Các nhà khoa học nín thở chờ đợi khi thời điểm hai vệ tinh có thể va chạm tới ngày một gần. Không lâu sau mốc thời gian ấy, Aeolus gửi tín hiệu nghiên cứu về: việc mở động cơ đẩy đã hiệu quả, Aeolus đã tránh được vệ tinh của SpaceX.

    Theo tuyên bố của ESA, đây là lần đầu tiên họ phải mở động cơ để tránh vệ tinh của một cơ quan hàng không vũ trụ khác. SpaceX vẫn chưa có thông báo phản hồi.

    Nội trong năm 2018, ESA đã phải tiến hành “lái” vệ tinh 28 lần nhưng toàn để tránh vệ tinh đã dừng hoạt động hay những mảnh rác sinh ra từ những vụ va chạm không ai biết. “Quả là hiếm khi phải mở động cơ để né một vệ tinh vẫn còn đang hoạt động”, trang Twitter của ESA chia sẻ.

    Aeolus không phải tránh một vệ tinh đơn lẻ, mà đã phải né cả dàn 60 vệ tinh của SpaceX. Dàn vệ tinh vừa nêu là bước đầu tiên trong kế hoạch “phủ sóng Internet toàn cầu” của Elon Musk; 60 mới chỉ là con số khởi đầu của hàng trăm, thậm chí là cả ngàn vệ tinh SpaceX sẽ phóng trong tương lai.

    Vệ tinh của Elon Musk tí nữa thì va phải vệ tinh nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - Ảnh 2.
    Vệ tinh của Elon Musk tí nữa thì va phải vệ tinh nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - Ảnh 3.

    Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cảnh báo nếu dàn vệ tinh của SpaceX mà tiếp tục lớn lên, rồi sẽ đến lúc việc tránh va chạm trở nên bất khả thi. Hiện ESA đang nghiên cứu phát triển một hệ thống tránh va chạm tự động để không còn phải cuống cuồng tính toán rồi bật động cơ theo cách thủ công mỗi khi nhận được thông báo sắp va chạm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày